Biểu đồ 3.1 : Chỉ số VN – INDEX từ năm 2000 đến 2011
3.2 Giới thiệu thị trƣờng quyền chọn Chicago
3.2.2 Những thành phần tham gia giao dịch trên thị trƣờng quyền chọn
3.2.2.1 Nhà tạo lập thị trƣờng
Một cá nhân hay tổ chức mua một chỗ ngồi ở CBOE có thể nộp đơn đăng ký để trở thành nhà tạo lập thị trường hoặc nhà môi giới trên sàn. Nhà tạo lập thị trường về bản chất là một doanh nghiệp. Để tồn tại, nhà tạo lập thị trường phải tạo ra lợi nhuận bằng cách mua vào ở một mức giá và bán ra với mức giá cao hơn. Giá hỏi mua là mức giá cao nhất mà nhà tạo lập thị trường sẽ trả để mua quyền chọn. Giá chào bán là giá thấp nhất mà nhà tạo lập thị trường chấp nhận bán quyền chọn.
3.2.2.2 Nhà môi giới trên sàn giao dịch
Môi giới trên sàn giao dịch là một dạng nhà kinh doanh khác trên sàn giao dịch. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các giao dịch cho các thành viên của công chúng. Nếu một người nào đó muốn mua hoặc muốn bán một quyền chọn, cá nhân người đó phải thiết lập một tài khoản tại công ty môi giới. Công ty này phải th một nhà mơi giới trên sàn hoặc có hợp đồng hợp tác với hoặc là một nhà môi giới độc lập trên sàn hoặc là nhà môi giới sàn giao dịch của một công ty đối thủ. CBOE cũng có một số nhà tạo lập thị trường chính được chỉ định, là những người được phép vừa là nhà tạo lập thị trường vừa là nhà môi giới trên sàn giao dịch, được gọi là giao dịch hai mặt, việc này làm tăng tính thanh khoản cho thị trường.
3.2.2.3 Nhân viên giữ sổ lệnh
Một dạng nhà kinh doanh thứ ba ở CBOE là nhân viên giữ sổ lệnh OBO, là một nhân viên của sàn giao dịch. Khi các nhà môi giới có các lệnh cần thực hiện, nhân viên giữ sổ lệnh sẽ nhận lệnh và nhập vào hệ thống máy tính cùng với tất cả các lệnh giới hạn khác của công chúng. Các sàn giao dịch quyền chọn đã đưa tiện ích của cơng nghệ hiện đại vào hoạt động xử lý lệnh của họ, sử dụng nhiều phương tiện điện tử để đẩy nhanh tốc độ thực hiện lệnh. Hầu hết các nhà kinh doanh ở CBOE hiện nay đều sử dụng thiết bị đầu cuối cầm tay thay vì xấp thẻ viết tay hoặc các mảnh giấy để gửi và theo dõi các giao dịch của mình.
3.2.2.4 Cơng ty thanh toán hợp đồng quyền chọn (Option Clearing Corporation- OCC)
OCC có vai trị cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ hoạt động và dịch vụ thông tin năng động và đáng tin cậy cho các thành viên thanh toán bù trừ. Hệ thống OCC tạo điều kiện thực hiện nghĩa vụ ký quỹ, thanh toán và nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận hỗ trợ. Bằng cách cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau và duy trì tiêu chuẩn cao nhất về phục vụ khách hàng, OCC làm cho q trình thanh tốn bù trừ hiệu quả, đáng tin cậy và an toàn.
OCC thực hiện một trách nhiệm quan trọng là đảm bảo việc thực hiện của những người bán quyền chọn. OCC đảm bảo cho sự thực hiện của cơng ty thanh tốn của người bán, người mua quyền chọn không phải thẩm tra độ tin cậy của người bán vì vậy người mua khơng cần lo lắng về việc liệu cổ phiếu sẽ có ở đó hay không khi người mua quyết định thực hiện quyền chọn. Nếu người bán khơng giao cổ phiếu, OCC sẽ tìm đến cơng ty thanh tốn của người bán và công ty này sẽ tìm đến cơng ty mơi giới của người bán, công ty môi giới sẽ làm việc với người môi giới cá nhân của người bán, và người mơi giới sẽ tìm đến người bán để yêu cầu chi trả hoặc giao cổ phiếu. Thực tế, trong trường hợp của các cá nhân và công ty ngồi sàn, người mua cịn khơng biết nhận dạng người bán
OCC có một số thành viên và tất cả các giao dịch phải thông qua những thành viên này. Vì các cơng ty thanh tốn thành viên nhận lấy một số rủi ro, OCC áp đặt một yêu cầu vốn tối thiểu lên các cơng ty này. OCC có quyền đối với các chứng khoán và tài khoản ký quỹ của họ trong trường hợp họ khơng thể chi trả. Để nâng tính bảo vệ hơn, OCC duy trì một quỹ đặc biệt được hỗ trợ bởi các thành viên. Nếu quỹ bị kiệt quệ, OCC có thể đánh giá chất lượng các thành viên khác để đảm bảo sự tồn tại của mình cũng như của thị trường quyền chọn nói chung.
3.2.2.5 Những nhà kinh doanh quyền chọn ngoài sàn
Thế giới tài chính bao gồm một số lượng khổng lồ các định chế ở đủ mọi quy mô, mà rất nhiều trong số này tham gia giao dịch quyền chọn. Một số các định chế này là công ty môi giới thuê các cá nhân chịu trách nhiệm giới thiệu các giao dịch quyền chọn có thể mang lại lợi nhuận cho các nhà mơi giới của họ. Nhiều cơng ty có các phịng ban chun mơn về
giao dịch quyền chọn chuyên tìm kiếm các quyền chọn bị định giá khơng đúng, giao dịch chúng và nhờ vậy đóng góp vào lợi nhuận của cơng ty.
3.2.3 Cơ chế giao dịch và thanh toán hợp đồng quyền chọn 3.2.3.1 Đặt lệnh mở 3.2.3.1 Đặt lệnh mở
Một cá nhân muốn giao dịch quyền chọn đầu tiên phải mở một tài khoản ở cơng ty mơi giới. Sau đó cá nhân này sẽ chỉ thị cho nhà môi giới mua hoặc bán một quyền chọn cụ thể. Người môi giới gởi lệnh tới một người môi giới trên sàn giao dịch của cơng ty mơi giới. Một nhà đầu tư có thể đặt nhiều dạng lệnh như : lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh có giá trị trong ngày, lệnh dừng…
Lệnh thị trường (Market Order): là lệnh mua hay bán mà không đưa ra mức giá cụ thể
nào cả, ngầm hiểu là theo giá thị trường. Người mơi giới có thể thực hiện lệnh thị trường cho khách hàng tại mức giá tốt nhất có thể và lệnh được khớp ngay khi nhận. Ưu điểm: được ưu tiên trong khớp lệnh và thường được thực hiện ngay lập tức. Những người không chuyên nghiệp thường ra theo lệnh thị trường. Trên thị trường với những giao dịch lớn sẽ làm thị trường thêm sôi động.
Lệnh giới hạn(Limit Order): là lệnh mua hay bán và yêu cầu nhà đầu tư đưa ra một
mức giá cụ thể. Lệnh này sẽ được khớp tại một mức giá cụ thể hay tốt hơn. Có giá giới hạn tối đa để mua và giá giới hạn tối thiểu để bán. Ưu điểm: Lệnh giới hạn của công chúng luôn luôn được thực hiện trước lệnh của các nhà tạo lập thị trường. Nhược điểm: thường không được ưu tiên thực hiện ngay. Loại lệnh này có 4 thời hiệu:
Lệnh có giá trị trong ngày: là loại lệnh chỉ có giá trị trong ngày.
Lệnh có giá trị cho đến khi hủy bỏ: hủy bất cứ lúc nào, người môi giới không chủ động được về thời gian, nhà đầu tư muốn thực hiện càng sớm càng tốt, thường gọi là lệnh mở.
Lệnh thực hiện ngay hay hủy bỏ: yêu cầu khắt khe, thực hiện ngay nhưng
không yêu cầu thực hiện hết, cho phép nhà môi giới thực hiện một phần lệnh với giá này và phần còn lại với giá khác.
Lệnh thực hiện toàn bộ hay hủy bỏ: là loại lệnh phức tạp, thường ra bằng phiếu
lệnh chứ không phải qua điện thoại, có thể khơng cần khớp ngay nhưng yêu cầu phải khớp hết.
Lệnh dừng: loại lệnh này sẽ trở thành lệnh thị trường để mua hay bán chỉ khi giá đạt
đến một mức độ cụ thể.
Lệnh dừng để bán: chỉ khi giá tăng đến một mức độ qui định.
Lệnh dừng để mua: chỉ khi giá xuống đến một mức độ cụ thể (thường dùng
trong bán khống). Giá dừng để mua thường cao hơn giá thị trường, giá dừng để bán thường thấp hơn giá thị trường.
Lệnh cắt lỗ: là loại lệnh dùng để cắt tình trạng lỗ khi giá đã đến một mức cụ thể. Như
những giao dịch được tiến với mức cố gắng hết sức có thể, khi mức giá đó khơng được đảm bảo bởi giá cụ thể mà tại đó giao dịch trên thị trường với giá thay đổi nhanh (họ thường làm thế khi đạt đến một mức lỗ cụ thể đã được qui định trước).
3.2.3.2 Vai trị của trung tâm thanh tốn
Sau khi các giao dịch được thực hiện, trung tâm thanh toán tham gia vào quy trình. Trung tâm thanh tốn cịn được gọi với tên Cơng ty thanh tốn bù trừ trên quyền chọn (OCC), là một công ty độc lập đảm bảo cho việc thực hiện của người bán. OCC là trung gian trong mỗi giao dịch. Người mua thực hiện quyền chọn không hướng vào người bán mà hướng vào trung tâm giao dịch. Mỗi thành viên của OCC được gọi là cơng ty thanh tốn, có mở một tài khoản với OCC. Mỗi nhà tạo lập thị trường phải thanh tốn tất cả các giao dịch thơng qua một công ty thành viên, cũng như mỗi công ty môi giới, mặc dù trong một số trường hợp một cơng ty mơi giới có thể đồng thời là cơng ty thanh tốn.
3.2.4 Yết giá quyền chọn
3.2.4.1 Điều kiện niêm yết
Các sàn giao dịch quy định các tài sản cơ sở (cổ phiếu) mà giao dịch quyền chọn được phép – các tài sản cơ sở phải có đủ điều kiện nhất định mới được giao dịch quyền chọn. Đối với quyền chọn cổ phiếu, điều kiện niêm yết của sàn giao dịch quy định những cổ
phiếu đủ điều kiện có thể giao dịch quyền chọn. Trước đây, các điều kiện này hạn chế việc niêm yết quyền chọn trong giới hạn cổ phiếu của các công ty lớn, nhưng các quy định này đã được nới lỏng và nhiều quyền chọn của các cơng ty nhỏ đã có giao dịch.
3.2.4.2 Quy mơ hợp đồng
Một hợp đồng quyền chọn giao dịch trên sàn tiêu chuẩn gồm 100 quyền chọn đơn lẻ. Vì vậy, nếu một nhà đầu tư mua một hợp đồng, hợp đồng đó đại diện cho các quyền chọn mua 100 cổ phiếu.
Ký hiệu của các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch New York Stock Exchange gồm 1,2 hoặc 3 ký tự. Ký hiệu của cổ phiếu niêm yết ở NASDAQ có 4 ký tự. Microsoft là một cổ phiếu trên sàn NASDAQ và ký hiệu cổ phiếu của Microsoft là MSFT. Và ký hiệu quyền chọn của Microsoft trên sàn CBOE là (MQFIW – E).
3.2.4.3 Giá thực hiện
Trên sàn giao dịch quyền chọn, giá thực hiện được chuẩn hóa. Sàn giao dịch quy định mức giá thực hiện có thể ký kết hợp đồng quyền chọn. Các nhà đầu tư phải sẵn lòng giao dịch quyền chọn với mức giá thực hiện qui định. Tất nhiên, các giao dịch trên OTC có thể nhận bất cứ mức giá thực hiện nào mà hai bên tham gia thỏa thuận. Hầu hết các giao dịch quyền chọn đều tập trung vào các quyền chọn mà giá cổ phiếu gần với giá thực hiện.
3.2.4.4 Ngày đáo hạn
Trên sàn giao dịch quyền chọn, mỗi cổ phiếu được phân loại vào các chu kỳ đáo hạn riêng. Các chu kỳ này được gọi là chu kỳ tháng 1, 2 và 3.
Các chu kỳ đáo hạn là (1) tháng 1, 4, 7 và 10; (2) tháng 2, 5, 8 và 11; và (3) tháng 3, 6, 9 và 12. Các chu kỳ này được gọi là chu kỳ tháng 1, 2 và 3. Các ngày đáo hạn hiện có hiệu lực là tháng hiện tại, tháng tiếp theo và 2 tháng tiếp theo trong chu kỳ tháng 1, 2 và 3 mà chứng khoán được phân vào. Chẳng hạn, đầu tháng 6, IBM, cổ phiếu được phân vào chu kỳ tháng 1, sẽ có quyền chọn đáo hạn vào tháng 6 và 7 cộng với hai tháng sau trong chu kỳ tháng 1 là tháng 10 và tháng 1 sắp tới. Khi quyền chọn tháng 6 hết hiệu lực, quyền chọn tháng 8 sẽ được bổ sung; khi quyền chọn tháng 7 đáo hạn, quyền chọn tháng 9 sẽ được bổ sung và khi quyền chọn tháng 8 hết hiệu lực thì quyền chọn tháng 4 sẽ được đưa vào.
Niêm yết dưới đây là của hai quyền chọn cổ phiếu Microsoft trên sàn CBOE.
Vào lúc 16h ngày 16/9/2002 niêm yết dưới đây là của hai quyền chọn cổ phiếu Microsoft . Quyền chọn đáo hạn vào tháng 9/2002 với giá thực hiện là 47,50. Đối với quyền chọn mua, giao dịch cuối cùng có giá $1,00 giảm $0,35. Gía hỏi mua hiện tại là $0,95 và giá chào bán hiện tại là $1,10. Cho đến lúc đó, 327 hợp đồng đã được giao dịch. Trong suốt thời hạn của hợp đồng, 14.878 hợp đồng đã được mở và chưa được đóng hoặc thực hiện. Số liệu về khối lượng và hợp đồng cịn hiệu lực tính cho tất cả các sàn giao dịch. Các thông tin tương tư cũng được cung cấp cho quyền chọn bán.
Quyền chọn Giao dịch Thay đổi Hỏi mua Chào bán Khối lượng Hợp đồng mua gần nhất ròng còn hiệu lực
9/2002 1,00 - 0,35 0,95 1,10 327 14878 47,50
(MQFIW-E)
Quyền chọn Giao dịch Thay đổi Hỏi mua Chào bán Khối lượng Hợp đồng bán gần nhất ròng còn hiệu lực
9/2002 1,10 +0,10 1,05 1,20 210 14513 47,50
(MQFUW-E)
Quan sát trong các ơ Quyền chọn mua, Quyền chọn bán có các ký hiệu trong ngoặc đơn MQFIW-E đối với quyền chọn mua và MQFUW-E đối với quyền chọn bán. Các ký hiệu này được xem là mã số quyền chọn và có thể được sử dung thay cho ký hiệu cổ phiếu để tìm kiếm giá của một quyền chọn. Ba ký tự đầu là MQF là ký tự gốc của cổ phiếu Microsoft. Sau ký tự gốc là hai ký tự khác (IW hoặc UW), ký tự đầu tiên thể hiện kết hợp giữa tháng đáo hạn và dạng quyền chọn (mua hoặc bán) và ký tự thứ hai biểu thị giá thực hiện (W). Ký tự I là mã số quyền chọn mua cổ phiếu Microsoft và ký tự U là mã số của quyền chọn bán của cổ phiếu Microsoft.
Bảng mã số giá thực hiện của sàn giao dịch quyền chọn CBOE Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quyền chọn mua A B C D E F G H I J K L Quyền chọn bán M N O P Q R S T U V W X Mã số của Microsoft dành cho quyền cho mua và quyền chọn bán là W. W có thể đại diện cho các mức giá thực hiện 17 ½, 47 ½, 77 ½, 107 ½, hoặc các giá trị khác cao hơn phân số ½ . Biết cổ phiếu Microsoft giao dịch xung quanh mức $47, NĐT sẽ thấy rằng giá thực hiện là 47 ½ .
Ký tự cuối cùng trong ký hiệu quyền chọn đề cập đến sàn giao dịch mà quyền chọn đó được giao dịch. E thay mặt cho CBOE, A thay mặt cho AMEX, P là Pacific Exchange.
Vì vậy, nếu NĐT muốn nhận được quyền chọn mua tháng 9 giá 47 ½ trên thị trường CBOE, nhà đầu tư nhập vào mã số MQF IW-E (yêu cầu có khoảng cách). MQF biểu thị Microsoft, I biểu thị tháng 9, W chỉ giá thực hiện là 47 ½ và E ám chỉ thị trường CBOE. Nếu NĐT muốn quyền chọn mua tháng 9 với giá 50, NĐT sẽ nhập vào MSQ IJ-E. Như vậy bạn cần phải biết mã số 3 ký tự. Nói chung chỉ cần đơn giản nhập vào ký hiệu của cổ phiếu Microsoft và nhận được nhiều quyền chọn khác nhau đối với cổ phiếu Microsoft.
3.2.5 Các tài liệu cung cấp cho các nhà đầu tƣ trƣớc khi tham gia giao dịch
Một nhà đầu tư muốn mở tài khoản giao dịch quyền chọn thì sẽ được nhà môi giới cung cấp tối thiểu 3 tài liệu sau :
- Tài liệu về đặc điểm và rủi ro của hợp đồng quyền chọn chuẩn hóa (Characteristics and Risks of Standardized Option) – cung cấp cho nhà đầu tư những kiến thức cơ bản về quyền chọn như lợi ích, rủi ro và thuế … và tài liệu này phải được gửi đến cho nhà đầu tư trước khi họ tham gia giao dịch quyền chọn.
- Thỏa thuận quyền chọn chuẩn (Standard Option Agreement) nhằm đảm bảo nhà đầu tư sẽ thực hiện theo những quy định về giao dịch quyền chọn.
- Thỏa thuận về tài khoản quyền chọn của khách hàng (Options Customer Account Agreement).
Những tài liệu này phải được cung cấp tới tay các NĐT để họ nghiên cứu, tính tốn về các chi phí và lợi ích đạt được của từng chiến lược kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trước khi các NĐT tham gia giao dịch quyền chọn trên thị trường.
3.3 Bài học kinh nghiệm triển khai quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM
Mục đích trình bày hình thức giao dịch quyền chọn chứng khoán trên thị trường