Hạng mục tài sản theo BCĐKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cho mục đích cổ phần hóa tình huống công ty trách nhiệm hữu hạn thuốc lá hải phòng (Trang 41)

ĐVT: Triệu đồng

Hạng mục tài sản theo BCĐKT

Giá trị tại thời điểm cuối năm

2013

Giá trị tại thời điểm cuối năm

201639 A Tài sản ngắn hạn 118.271 162.095

1 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền 43.532 58.542

2 Khoản phải thu ngắn hạn 22.030 21.281

3 Hàng tồn kho 51.908 82.272

4 Tài sản ngắn hạn khác 801

B Tài sản dài hạn 2.495 3.586

5 Khoản phải thu dài hạn 0 144

6 Tài sản cố định hữu hình 1.637 2773 6.1 Nguyên giá 10.557 14.986 6.2 Hao mòn lũy kế (8.920) (12.213) 7 Tài sản cố định vơ hình 0 0 7.1 Nguyên giá 87 87 7.2 Hao mòn lũy kế (87) (87)

8 Đầu tư tài chính dài hạn 0 0

9 Tài sản dài hạn khác 858 669

C=A+B Tổng tài sản 120.765 165.681

Nguồn: Bảng cân đối kế toán HPTC 2013 và số liệu tác giả thu thập được và tính tốn năm 2016.

Nhìn vào BCĐKT cuối năm 2013 của HPTC, có thể thấy giá trị tài sản của Công ty chủ yếu nằm ở tài sản ngắn hạn như tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho (tương tự với năm 2016). Các tài sản cố định làm tư liệu sản xuất cho hoạt động kinh doanh chỉ chiếm chưa tới 1,3% giá trị tổng tài sản (và 1,67% tổng tài sản với năm 2016). Điều này có vẻ bất hợp lý với một DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thường được đặc trưng bởi giá trị tài sản hữu hình lớn như nhà xưởng, máy móc dây chuyền sản xuất. Phân tích kĩ hơn các tài sản cố định của HPTC, ta thấy:

 Giá trị quyền sử dụng lô đất 7.087,8 m2 tọa lạc tại mặt đường Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phịng khơng được tính vào giá trị doanh nghiệp do đây là đất thuê trả tiền hàng năm. Toàn bộ diện tích đất hiện nay được sử dụng làm trụ sở, cơ sở sản xuất và

các cơng trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm

39 Giá trị tài sản dài hạn khác (9) của năm 2016 tác giả tính tốn bằng cách lấy tổng tài sản dài hạn trừ đi mục (5), (6), (7), (8). Mục tài sản ngắn hạn, tác giả chỉ thu thập được số liệu tổng giá trị tài sản ngắn hạn (A), khoản phải thu ngắn hạn (2) và hàng tồn kho (3). Do giá trị mục (4)-tài sản ngắn hạn khác, tác giả không thu thập được thông tin, nên giá trị tiền mặt và các khoản tương đương tiền được tạm ước tính bằng cách lấy giá trị mục (A) trừ đi mục (2), (3). Do giá trị tài sản khác của HPTC không lớn (từ năm 2010-2013 chưa vượt quá 800 triệu) nên số liệu tiền mặt mà tác giả ước tính của năm 2016 sẽ khơng chênh lệch nhiều so với thực tế và không ảnh hưởng lớn hoặc làm mất đi ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

GS.TSKH Đặng Hùng Võ (2016), vị trí đất đai là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị đất đai trong sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bất luận đất đai đó có được theo phương thức nào miễn là được sử dụng ổn định40. Luận văn đưa ra 3 tình huống có thể xảy ra đối với khu đất của HPTC sau CPH. Nếu sau CPH, nhà đầu tư chuyển đổi sang đất giao SXKD phi nơng nghiệp thì giá trị lơ đất khoảng 69.237 triệu đồng41. Trường hợp nhà đầu tư vừa chuyển đổi sang đất giao, vừa chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thương mại dịch vụ thì giá trị lơ đất khoảng 83.084 triệu đồng. Tình huống HPTC tiếp tục giữ nguyên trạng, giá trị quyền thuê đất sẽ ước tính bằng cách chiết khấu chênh lệch tiền thuê đất theo giá thị trường mà HPTC được hưởng với giả định dịng tiền đều, kết quả ước tính là 15.796 triệu đồng [Chi tiết tính tốn tại Phụ lục 9].

 Các cơng trình kiến trúc bao gồm:

Bảng 4.3. Cơng trình kiến trúc HPTC

Loại cơng trình

Số

tầng Kết cấu chính Năm xây dựng

Diện tích xây dựng (m2) Tổng diện tích sàn xây dựng (m2) Nhà Văn phòng 3

Nhà khung chịu lực, mái bê

tông Tầng 1+2: xây năm 1993;

605,31 1.815,93 Tầng 3: xây năm 2002

Nhà xưởng 1 Nhà khung sắt tiệp, móng

khoan nhồi Xây năm 1987 2.160,05 2.160,05 Nhà kho 1 Nhà khung sắt tiệp, móng

khoan nhồi Xây năm 1987 458,17 458,17 Nhà ăn 1 Nhà cấp 4 mái fibro xi măng Xây năm 1983 427,76 427,76 Nhà bảo vệ 1 Nhà cấp 4 mái bê tông Xây năm 1985 242,6 242,6 Nhà để xe

CBCNV 1 Nhà cấp 4 mái tôn kẽm Xây năm 2007 237,18 237,18 Gara ô tô 1 Nhà cấp 4 mái fibro xi măng Xây năm 1995 90,7 90,7 Nhà chứa máy

phát điện 1 Nhà cấp 4 mái tôn mạ màu Xây năm 1993 79,62 79,62 Trạm biến thế 1 Nhà cấp 4 mái bê tông Xây năm 1993 32,5 32,5

40 Có nhiều quan điểm trái ngược về giá trị đất thuê trả tiền hàng năm, có quan điểm cho rằng nhà đầu tư sẽ khơng sẵn lịng trả giá cho đất thuê trả tiền hàng năm theo giá của đất giao, vì đất th trả tiền hàng năm khơng được chuyển nhượng (điều 175 Luật đất đai 2013) và người thuê phải đối mặt với nguy cơ không được thuê tiếp bất cứ lúc nào, đặc biệt trong bối cảnh các quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam cịn chưa rõ ràng và chưa có cơ chế bảo vệ. Theo quan điểm định giá đất thuê trả tiền hàng năm của ngân hàng ACB thì đất thuê trả tiền hàng năm không được mua bán nên thường định giá bằng cách gộp với giá trị cơng trình trên đất chứ khơng tách rạch rịi, và nếu tách rạch rịi thì phần giá trị này rất thấp so với đất giao, có trường hợp chỉ bằng 1/10 giá đất giao. Việc ước tính giá trị lơ chỉ có thể căn cứ vào hợp đồng thuê đất sẵn có (hợp đồng thuê là tài sản có thực, hiện hữu) chứ khơng cho phép tính cả những tài sản mà DN có thể sở hữu trong tương lai nhưng hiện tại chưa có giấy tờ chứng từ chứng minh sự tồn tại của các tài sản này.

41 Do nhà nước cần phải bán đất với giá thị trường để tránh trường hợp NĐT mua cổ phần cơng ty (khơng tính giá trị đất thuê) rồi thực hiện chuyển đổi loại đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để kiếm lời.

Với tuổi thọ trung bình của cơng trình xây dựng là 10-20 năm thì hầu hết các hạng mục kiến trúc của HPTC đã khấu hao hết giá trị, do đó, đây cũng khơng phải hạng mục đóng góp lớn vào giá trị DN.

 Các dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh: Các dây chuyền máy móc thiết bị hiện nay HPTC đang sử dụng mang nhãn hiệu Hauni -Focke (Đức) có giá trị gần 150 tỷ đồng (Giá CIF khoảng 4,5 triệu EUR), công suất 400 bao/phút và 2 dây chuyền cũ hiệu Focke từ năm 1992, các thiết bị phụ trợ khác như xe nâng điện, hệ thống điều hịa làm mát,... nhưng khơng tính vào giá trị DN do tồn bộ là máy móc thiết bị do đối tác nước ngồi (cơng ty BAT) cho mượn.

 Giá trị TSVH duy nhất được hạch toán là giá trị của phần mềm kế tốn được trang bị cho Cơng ty đã khấu hao hết. Do vậy, giá trị TSVH được phản ánh theo sổ sách kế tốn của Cơng ty là bằng 0. Công ty hiện không sở hữu nhãn hiệu nào mà chỉ sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu BAT và thuộc sở hữu của công ty BAT.

Như vậy, nếu dựa vào sổ sách kế toán để định giá theo phương pháp tài sản như TT127, giá trị của HPTC chỉ bao gồm giá trị tài sản ngắn hạn và các tài sản cố định hữu hình (chiếm tỷ lệ rất nhỏ)42. Các TSVH khác có giá trị lớn như các lợi thế tiếp cận đất đai (quyền th đất có vị trí đẹp), các mối quan hệ kinh doanh đặc biệt mà vị thế của DNTN khơng thể có (như trường hợp BAT đầu tư và cho HPTC mượn vơ thời hạn tồn bộ dây chuyền sản xuất mà khơng phải bỏ chi phí thực tế nào; được sản xuất kinh doanh các nhãn hiệu do BAT phát triển mà khơng cần trả phí nhượng quyền,...). Bên cạnh đó, các DNNN hoạt động trong ngành sản xuất thuốc lá cũng có những đặc thù riêng. Thuốc lá là mặt hàng không khuyến dụng và tạo ngoại tác tích cực, do đó bị hạn chế sản xuất kinh doanh, chỉ những DNNN mới sở hữu giấy phép sản xuất (hoặc hạn ngạch nhập khẩu) để gia nhập ngành. Những giấy phép, hạn ngạch này là những TSVH có giá trị lớn của các DNNN nói chung và của ngành thuốc lá nói riêng… đều khơng phản ánh trong sổ sách kế tốn cũng như khơng được tính vào giá trị DN nếu thực hiện định giá theo phương pháp tài sản. Nếu sử dụng phương pháp tài sản theo quy định tại TT127 thì trường hợp HPTC, định giá viên chỉ thực hiện đánh giá lại một số tài sản như hàng tồn kho, phương tiện vận chuyển,… nên

42 Theo khoản 1 điều 4 Nghị định 59/2011/NĐ-CP, đối với tài sản do doanh nghiệp cổ phần hóa thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác khơng phải của doanh nghiệp thì khơng tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Do đó máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất, thiết bị phụ trợ, các nhãn hiệu đang khai thác là những tài sản của BAT cho mượn nên khơng tính vào GTDN.

nhìn chung giá trị ước tính sẽ khơng chênh lệch nhiều43, để tiện so sánh, luận văn lấy giá trị tổng tài sản theo BCĐKT năm 2016 làm giá trị ước tính của HPTC theo phương pháp tài sản của TT127. Lưu ý rằng, do cách ước tính giá trị tiềm năng phát triển của TT127 khơng có cơ sở nên luận văn khơng thực hiện ước tính giá trị này, vì nếu cộng thêm sẽ gây khó khăn cho việc so sánh kết quả giữa các phương pháp.

Hình 4.2. Sơ đồ ước tính giá trị theo phương pháp tài sản TT127

Việc ước tính giá trị HPTC theo phương pháp NAV cũng tiến hành đánh giá lại giá trị còn lại của từng hạng mục tài sản tương tự như phương pháp tài sản TT127. Tuy nhiên Giá trị các TSVH như hạn ngạch, giấy phép kinh doanh, mối quan hệ đặc biệt, thương hiệu… không xác định được giá thị trường nên khơng ước tính được giá trị. Giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) được ước tính theo 3 tình huống sử dụng đất sau CPH [Xem Phụ lục

9]. Tương ứng với 3 tình huống định giá QSDĐ, giá trị ước tính của HPTC44 theo phương pháp NAV bằng giá trị ước tính theo phương pháp tài sản TT127 cộng thêm giá trị QSDĐ là:

43 Vì các phương tiện vận chuyển cũ giá trị đều dưới 1 tỷ đồng và số lượng ít đánh giá lại cũng không làm thay đổi đáng kể kết quả định giá DN. Giá trị hàng tồn kho gần như khơng thay đổi vì trung bình 1 tháng HPTC tiêu thụ khoảng 10 triệu bao thuốc lá; giả sử giá bán là 10.000 đồng/bao thì giá trị 82 tỷ đồng hàng tồn kho chỉ đủ bán trong tháng sau.

44 Như đã mơ tả hiện trạng tài sản của HPTC, cơng trình xây dựng đã khấu hao hết và nếu thực hiện đánh giá lại giá trị cũng không đáng kể nên luận văn không thực hiện đánh giá lại giá trị. Giá trị TSHH, TSVH của HPTC theo TT127 được ước tính chủ yếu dựa vào BCĐKT.

Bảng 4.4. Giá trị ước tính của HPTC theo PPTS cộng thêm QSDĐ

Tình huống Giá trị QSDĐ (Triệu đồng)

Giá trị ước tính HPTC cộng thêm QSDĐ (Triệu đồng) Tình huống 1 69.237 234.918 Tình huống 2 83.084 248.765 Tình huống 3 15.796 181.477 4.2. Tình hình SXKD của HPTC

Hiện nay cơng ty đang hợp tác sản xuất với Tập đoàn British American Tobacco (tập đoàn thuốc lá lớn thứ hai thế giới) để sản xuất các loại thuốc lá điếu đầu lọc. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của Cơng ty là các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Mặc dù xét tổng thể, sản xuất thuốc lá điếu là lĩnh vực nhà nước độc quyền45 do vấn đề ngoại tác tiêu cực; tuy nhiên thị trường thuốc lá lại mang đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền do có sự tham gia cung cấp của nhiều công ty thành viên với nhiều nhãn hiệu khác nhau có khả năng thay thế gần gũi ở mọi phân khúc. Sự cạnh tranh nội bộ và áp lực thâu tóm nội bộ46 khiến các DN trong ngành hoạt động tương đối hiệu quả47. Công ty cũng là doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận tốt và đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm.

45 Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm thuốc lá, bao gồm sản xuất và nhập khẩu. Chỉ các DNNN đã được cấp phép và các doanh nghiệp liên doanh giữa doanh nghiệp đã được cấp phép với nước ngồi, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối mới được sản xuất sản phẩm thuốc lá (Trích Quyết định 88/2007/QĐ-TTg)

46 Theo khoản 4, điều 20, Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định đến năm 2017, các DN sản xuất thuốc lá điếu có sản lượng tiêu thụ dưới 100 triệu bao/năm sẽ phải chuyển đổi ngành nghề sản xuất, kinh doanh hoặc sáp nhập với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá khác.

47 Trả lời chương trình Insight Vietnam về chủ đề “The privatization process of SOEs in Vietnam”, TS. Jonathan Pincus cho rằng những DNNN kinh doanh trong ngành có sự cạnh tranh cao, khơng độc quyền thì sẽ có hiệu quả hơn những DNNN kinh doanh trong ngành độc quyền, khơng có động lực trở nên hiệu quả hơn.

Bảng 4.5. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2013

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu từ BCTC chính thức 2011-2013

Bảng 4.6. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Tác giả tự thu thập và tính tốn, số liệu khơng chính thức

2010 2011 2012 2013

Doanh thu thuần 151.746 264.066 347.555 430.355

LN trước thuế 8.896 13.480 21.209 24.748

ROA 11,25% 15,07% 15,81%

ROE 15,91% 23,05% 24,91%

Lợi nhuận trước thuế/Vốn đầu tư

của nhà nước 26,96% 42,42% 49,50%

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

trước thuế 52% 57% 17% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 T RIỆU ĐỒ NG

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2013

2014 2015 2016

Doanh thu thuần 311.789 485.011 516.738

LN trước thuế 15.034 23.730 26.621

Lợi nhuận trước thuế/Vốn đầu tư

của nhà nước 30,07% 47,46% 53,24%

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

trước thuế -39% 58% 12% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 T RIỆU ĐỒ NG

Các chỉ số tài chính cơ bản như ROA các năm đạt trên 10%, ROE tăng nhanh và đạt gần 25% vào năm 201348. Do năm 2014 là năm áp dụng các quy định về in cảnh báo sức khỏe hình ảnh theo Luật Phịng chống tác hại thuốc lá, dẫn tới sự sụt giảm lớn về chỉ tiêu lợi nhuận toàn ngành, nên tăng trưởng năm 2014 dự báo thấp. Tuy nhiên đến năm 2015 thì lợi nhuận ngành nhìn chung đã được khơi phục khi hình ảnh cảnh báo dần trở nên “quen mắt” (Báo Đấu thầu, 2016). Năm 2015, tăng trưởng của HPTC tiếp tục đà của năm 2013, tăng trưởng 58% do kết quả năm 2014 giảm sâu và tăng trưởng 12% vào năm 2016 (giảm do các quy định tăng thuế, quỹ của nhà nước).

Trong năm 2013, vốn điều lệ trị giá 50 tỷ đồng mà nhà nước đầu tư đã tạo ra lợi nhuận 24,75 tỷ đồng49, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn đầu tư của nhà nước năm 2013 đạt gần 49,5% (và đạt mức 53,24% vào năm 2016). Điều này cho thấy nếu như DN nộp hết lợi nhuận sau thuế cho nhà nước, cứ 1 đồng nhà nước đầu tư vào HPTC sẽ tạo ra 0,5 đồng nộp vào ngân sách. Đây là một tỷ lệ rất cao và không dễ tạo ra bởi một DN nhỏ, hoạt động trong ngành FMCG nhưng lại khơng sở hữu máy móc thiết bị, nhãn hiệu nào. Nếu như không kinh doanh trong một ngành có rào cản nhập ngành cao, không sở hữu các hạn ngạch và giấy phép thì HPTC khơng thể hợp tác với BAT để được mượn máy móc thiết bị, sản xuất nhãn hiệu của BAT không phải trả phí50, và phần vốn của nhà nước không thể sinh lời ở mức cao như hiện nay. Hay nói khác, các TSVH đã góp phần tạo ra tỷ suất sinh lời cao của HPTC.

Trong các năm tới, do sự dịch chuyển của thị hiếu tiêu dùng sang thuốc lá trung cấp, BAT tăng cường đầu tư vào các dòng sản phẩm thuốc lá trung cấp của HPTC, do đó triển vọng tiếp tục tăng trưởng của HPTC khá sáng sủa.

4.3. Lựa chọn phương pháp định giá phù hợp

Từ những phân tích ở mục 4.1 và 4.2, có thể thấy HPTC là ví dụ tiêu biểu cho nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cho mục đích cổ phần hóa tình huống công ty trách nhiệm hữu hạn thuốc lá hải phòng (Trang 41)