Mục tiêu tư nhân hóa và phương pháp bán ở các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cho mục đích cổ phần hóa tình huống công ty trách nhiệm hữu hạn thuốc lá hải phòng (Trang 85)

Mục tiêu tư nhân hóa và phương pháp bán ở các nước trên thế giới

Phụ lục 6.1. Mục tiêu tư nhân hóa

Mục tiêu cơ bản của q trình tư nhân hóa các nước trên thế giới

Cải thiện hiệu quả kinh doanh

(Improve business efficiency)

Giảm tải hoạt động của nhà nước (Reduce state activity) Giảm nợ công/thâm hụt (Reduce state debt/cut deficit) Tăng thu ngân sách (Obtain funds) Nâng cao năng lực của TTCK Xây dựng dân chủ Australia 3 1 2 Austria 3 4 2 1 5 Canada 1 Denmark 2 1 4 3 5 Finland 6 8 7 1 2 3 France 2 1 3 4 2 Germany 2 1 3 Greece 1 4 2 5 3 6 Iceland 3 1 2 3 Ireland 3 1 2 Italy 1 2 1 Japan 3 2 Netherlands 1 3 NewZealand 1 2 3 Norway Portugal 2 1 3 4 Sweden 1 2 Switzerland 1 2 UK 1 4 2 3 Total 19 79% 47% 63% 37% 16% 21% Albania 1 2 6 3 5 4 Bielorusia 1 1 4 2 2 Czech Rep. 1 2 3 5 4 Estonia 2 3 4 5

Cải thiện hiệu quả kinh doanh

(Improve business efficiency)

Giảm tải hoạt động của nhà nước (Reduce state activity) Giảm nợ công/thâm hụt (Reduce state debt/cut deficit) Tăng thu ngân sách (Obtain funds) Nâng cao năng lực của TTCK Xây dựng dân chủ Hungary 2 1 5 4 3 Letonia 1 1 2 2 Lithuania 3 1 4 5 4 Poland 1 2 6 3 4 5 Yugoslavia 1 1 4 2 3 Total 9 100% 90% 0% 80% 0% 40% Algeria 1 1 1 1 1 1 Bahamas 1 1 2 2 4 Bahrain 3 1 2 Barbados 2 4 1 3 Brasil 1 1 1 1 1 Chile 1 2 6 5 3 4 Costa Rica 2 1 5 3 4 India 4 3 1 2 6 5 Indonesia 1 6 2 4 3 5 Israel 1 3 2 2 Korea 1 2 5 6 3 4 Maldives 3 2 1 Mexico 2 4 3 Morrocco 1 4 Nigeria 6 1 5 2 7 8 St.Kitts & Nevis 2 1 3 Turkey 2 1 4 3 5 6 Total 17 88% 76% 61% 33% 28% 22%

Nguồn: José Antonio Gonzalo, Vicente Pina & Lourdes Torres (2003)

Phụ lục 6.2. Các nghiên cứu trước cho thấy cấu trúc sở hữu của DNNN thay đổi có thể cải thiện hiệu quả kinh doanh và làm tăng giá trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa:

Weiss and Nikitin (1999) chỉ ra rằng sự tập trung sở hữu và thành phần sở hữu cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các công ty được tư nhân hóa. Càng tập trung sở hữu

sau tư nhân hóa thì giá thị trường và khả năng sinh lời của DN càng cao (Claessens, Djankov & Pohl 1997). Frydman, Gray, Hessel & Rapaczynski (1999) kết luận tư nhân hóa có tác động tích cực đáng kể lên kết quả hoạt động của DN trong những trường hợp DN chịu sự kiểm soát bởi các chủ sở hữu bên ngồi và khơng tác động đáng kể trong trường hợp các cơng ty chịu kiểm sốt bởi các chủ sở hữu bên trong. Truong Dong Loc et al (2007) kết luận rằng cơ cấu sở hữu và quản trị doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các DNNN được cổ nhân hóa ở Việt Nam. Nghiên cứu đã xem xét tác động của quyền sở hữu nhà nước, nhân sự trong ban giám đốc, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi cũng có thể ảnh hưởng tới việc cải thiện hiệu quả của DNNN86.

86 Các kết quả nghiên cứu được trích dẫn trong đoạn này đều được tổng hợp từ Bảng 3: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và quản trị doanh nghiệp lên hiệu quả kinh doanh của các DNNN đã tư nhân hóa – Truong Dong Loc et al (2007), Equitization and Firm performance: the case of Vietnam. Luận văn chỉ dẫn nguồn gián tiếp từ nghiên cứu của Truong Dong Loc et al (2007).

PHỤ LỤC 7

Mối quan hệ giữa giá bán và kết quả định giá doanh nghiệp

Cơ chế xác định giá bán cổ phần DNNN ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ quan điểm cứng nhắc, phi thị trường khi cố ép giá bán không thấp hơn giá trị định giá (giá trị nội tại) đã tạo ra những trục trặc trong quá trình CPH. Mối quan hệ giữa định giá DNNN và CPH DNNN được thể hiện trong Điều 25, Nghị định 59/2011/NĐ-CP: “Kết quả công bố

giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần”.

Như vậy, mục đích của khâu định giá DNNN ở Việt Nam nhằm xác định giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần. Nếu giả định rằng giá trị định giá đã phản ánh chính xác giá trị của DN (không xảy ra trường hợp thao túng giá để sở hữu đất vàng như đã nói ở trên) thì việc sử dụng giá trị này làm giá khởi điểm để thực hiện đấu giá cổ phần có thể đẩy giá lên cao hơn giá trị thực. Điều này thường dẫn đến sự thất bại trong việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược do xác định mức giá khởi điểm để IPO quá cao như trường hợp điển hình CPH Vietcombank năm 200787. Cũng có thể vì lí do này mà các tổ chức định giá ở Việt Nam thường sử dụng phương pháp tài sản khi định giá DNNN để CPH do giá của phương pháp tài sản thường được sử dụng làm giá sàn.

Antonio Gonzalo và các cộng sự (2003) nghiên cứu về tư nhân hóa ở ba nhóm nước: các nước OECD phát triển nhất, các nước Đông Âu và các nước đang phát triển88

cho rằng việc định giá DN và xác định giá bán có liên quan chặt chẽ trong q trình tư nhân hóa và kết quả định giá của công ty chỉ nên là quan điểm tham khảo cơ bản. Giá bán cuối cùng sẽ bị hạn chế bởi các mục tiêu của tư nhân hóa; và trong trường hợp việc giảm quy mô của khu vực công và giảm nợ cơng được ưu tiên thì việc định giá không phải là yếu tố quyết định giá bán. Việc lựa chọn giá trị tối thiểu của DN (giá trị của tài sản) làm phương pháp được ưa thích để đàm phán với người mua hoặc lựa chọn tổ chức đấu giá nhằm làm cho tư nhân hoá trở nên dễ dàng hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn như cân bằng tài chính cơng. Các tác giả cho rằng sự thiếu vắng các nghiên cứu về cải tiến hiệu suất do tư nhân hóa mang lại ở nhiều quốc gia có thể là một chỉ báo về ý định thực sự của Chính phủ trong việc theo đuổi chương trình

87 Xem thêm tình huống cổ phần hóa Vietcombank (VCB) – chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. VCB đã được ấn định mức giá ấn định IPO rất cao so với giá chào mua của các NĐT nước ngoài.

88 Nghiên cứu phân tích kết quả của bảng câu hỏi do INTOSAI đưa ra từ năm 1994 đến 125 nước thành viên và đã được 81 nước châu Âu, Đông Âu, Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi trả lời.

tư nhân hố DNNN. Đằng sau những lời hùng biện của Chính phủ về những cải tiến về kinh tế nhờ quá trình tư nhân hố, có những lý do tài chính đã khuyến khích bán các DNNN. Antonio Gonzalo và c.s (2003) nêu ví dụ về việc Chính phủ các quốc gia gia nhập khối EU bán vội vã các DN tư nhân hóa để đáp ứng các tiêu chí về thâm hụt ngân sách và nợ công đã tạo ra sự khuyến khích đưa ra mức giá thấp để đảm bảo sự thành công của hoạt động bán và việc định giá trận trọng nhằm biện minh cho mức giá cuối cùng được ấn định để bán. Việc giảm thâm hụt và nợ công là một vấn đề quan trọng đã tác động lên chính sách tư nhân hóa ở các nước phát triển và đang phát triển.

Antonio Gonzalo và c.s. (2003) phân tích kết quả khảo sát cho thấy các nước Đông Âu trong giai đoạn chuyển đổi khơng có thị trường vốn và cũng khơng có cơ chế pháp lý cho các DN tư nhân hóa nên các phương pháp bán được sử dụng nhiều nhất là MBO89 và bán đấu giá trong những trường hợp có thể để tìm kiếm sự đóng góp của các tập đồn nước ngoài vào phát triển của nền kinh tế. Hệ thống kế tốn của các nước Đơng Âu thời bấy giờ cũng không tương đồng với các nước phát triển nên phương pháp tài sản được sử dụng để xác định giá bán. Đối với các nước đang phát triển, bên cạnh mục tiêu giảm quy mô khu vực cơng cịn hướng tới mục tiêu giảm nợ nước ngoài, nên phương pháp bán thường gặp nhất là bán trên thị trường chứng khốn (ít thường xun hơn so với các nước phát triển do sự yếu kém của thị trường) và bán trực tiếp cho các tập đoàn đa quốc gia (do nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài, mong muốn đổi mới cạnh tranh và đổi mới công nghệ). Các nước phát triển thường hướng tới mục tiêu giảm nợ công và thâm hụt (nhất là đối với các nước thuộc khối EU), một mặt là xóa bỏ một phần nợ công từ việc bán công ty, mặt khác, giảm thâm hụt ngân sách từ việc giảm các khoản trợ cấp định kỳ cho các DNNN. Nhờ có thị trường tài chính phát triển tốt, các quốc gia này thường sử dụng phương pháp bán trên TTCK và bán trực tiếp (đối với các công ty nhỏ hơn). Để xác định giá bán, phương pháp chào bán cạnh tranh (trong trường hợp bán trên TTCK) và đàm phán (trong trường hợp bán trực tiếp) được sử dụng với tần suất lớn nhất. Sự kết hợp của việc định giá nêu trên và việc xác định giá bán các phương pháp cho phép thu được tối đa thu nhập từ q trình tư hữu hóa ở các nước phát triển với mục tiêu giảm thâm hụt và nợ công.

Như vậy, mục tiêu cổ phần hóa và phương pháp bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định giá bán DNNN. Các quốc gia ưu tiên mục tiêu “tạo nguồn thu

ngân sách” hơn mục tiêu “cải thiện hiệu quả kinh doanh” sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn với việc bán DNNN với giá cao nhất. INTOSAI (1994, 1995) đề xuất 06 mục tiêu tư nhân hoá và yêu cầu rằng mỗi quốc gia phải xếp hạng từ 1 đến 10 theo chương trình tư nhân hố của mình (theo nghiên cứu của Antonio Gonzalo và c.s., 2003) . Kết quả cho thấy mục tiêu “cải thiện hiệu quả kinh doanh” được xếp hạng ưu tiên từ 1 đến 3 bởi 79% các nước phát triển, 100% các nước Đông Âu và 88% các nước đang phát triển (Phụ lục 3.1). Trong khi đó một số quốc gia như Pshần Lan đặt mục tiêu “tăng thu ngân sách” lên ưu tiên hàng đầu (Antonio Gonzalo et al., 2003). Đối với Việt Nam, mặc dù mục tiêu của chương trình CPH được Chính phủ tun bố (mục 2.2) nhằm cải thiện hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN; tuy nhiên việc quy định giá bán không thấp hơn giá trị định giá cùng với phương pháp bán là đấu giá sẽ hướng mục tiêu CPH vào việc đạt được “tạo nguồn thu ngân sách” nhiều hơn là cải thiện hiệu quả của DN. Do đó, khi thực hiện định giá cho mục đích CPH, CP cần bám sát mục tiêu cải thiện hiệu quả DN và ý thức được rằng kết quả định giá là ước tính giá trị nội tại của DN để tham khảo chứ khơng phải là ước tính giá khởi điểm khi đấu giá để tránh dẫn tới những thất bại trong việc chọn nhà đầu tư. Trong nhiều trường hợp, giá khởi điểm giống như mức giá chặn dưới khi đấu giá, có thể sử dụng kết quả của phương pháp tài sản, không nhất thiết phải là giá trị nội tại của DN.

PHỤ LỤC 8

Khái niệm tài sản vơ hình

Theo chuẩn mực số 04, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam90, Tài sản cố định vơ hình được định nghĩa như sau:

Tài sản cố định vơ hình là tài sản khơng có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vơ hình […] Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vơ hình, như: Quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượng quyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành của khách hàng, thị phần và quyền tiếp thị... Để xác định nguồn lực vơ hình quy định trong đoạn số 07 thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vơ hình cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định được, khả năng kiểm sốt nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai. Nếu một nguồn lực vơ hình khơng thoả mãn định nghĩa TSCĐ vơ hình thì chi phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vơ hình đó phải ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước. Riêng nguồn lực vơ hình doanh nghiệp có được thơng qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại được ghi nhận là lợi thế thương mại vào ngày phát sinh nghiệp vụ mua (Theo quy định tại Đoạn 46).

Và hướng dẫn cách ghi nhận giá trị như sau:

16. Một tài sản vơ hình được ghi nhận là TSCĐ vơ hình phải thỏa mãn đồng thời: - Định nghĩa về TSCĐ vơ hình;

- Bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

17. Doanh nghiệp phải xác định được mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai bằng việc sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở về các điều kiện kinh tế

tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

18. TSCĐ vơ hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Theo định nghĩa của chuẩn mực kế tốn quốc tế (IAS): 91

Tài sản vơ hình là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được mà khơng có hình thái vật chất. Tài sản là một nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, được tạo thành từ các sự kiện trong quá khứ (do mua hoặc tự tạo ra), mang lại lợi ích tương lai cho doanh nghiệp (dòng tiền hoặc các tài sản khác). Như vậy, ba thuộc tính quan trọng của một tài sản vơ hình là: - Có thể xác định được

- Có thể kiểm sốt (nhận được các lợi ích từ tài sản)

- Đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai (như doanh thu hoặc giảm chi phí trong tương lai)” IAS đưa ra một số ví dụ về tài sản vơ hình:

- Cơng nghệ cấp bằng sáng chế, phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu và bí mật thương mại - Thương hiệu, trang phục thương mại, báo cáo tiêu đề, tên miền internet

- Tài liệu video và nghe nhìn (ví dụ: phim ảnh, chương trình truyền hình) - Danh sách khách hàng

- Quyền thế chấp

- Giấy phép, bản quyền và thỏa thuận dừng (standstill agreement) - Hạn ngạch nhập khẩu

- Thỏa thuận nhượng quyền

- Quan hệ khách hàng và nhà cung cấp (bao gồm danh sách khách hàng) - Quyền tiếp thị

Tài sản vơ hình có thể có được nhờ: - Bằng cách mua riêng lẻ

- Như là một phần của sự hợp tác kinh doanh - Bằng một khoản trợ cấp của Chính phủ - Bằng cách trao đổi tài sản

- Bằng cách tự tạo ra

91 https://www.iasplus.com/en-gb/standards/ias/ias38

Theo IVS 20192 của IVSC (Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế) định nghĩa:

20.1. Tài sản vơ hình là tài sản phi tiền tệ thể hiện qua các đặc tính kinh tế. Nó khơng có hình thái vật chất nhưng đem lại quyền và lợi ích kinh tế lớn cho chủ sở hữu.

20.2. Tài sản vơ hình cụ thể được xác định và mô tả theo các đặc điểm như quyền sở hữu, chức năng, vị thế thị trường (market position) và hình ảnh. Những đặc điểm này khiến các tài sản vơ hình trở nên khác biệt.

20.3. Có rất nhiều tài sản vơ hình, nhưng chúng thường thuộc một trong năm loại sau (hoặc lợi thế thương mại):

(A) Liên quan tới marketing: các tài sản vơ hình liên quan đến marketing được sử dụng chủ yếu trong marketing hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như thương hiệu, tên thương mại, thiết kế thương mại độc đáo và tên miền internet,

(B) liên quan đến khách hàng: các tài sản vơ hình liên quan đến khách hàng bao gồm các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cho mục đích cổ phần hóa tình huống công ty trách nhiệm hữu hạn thuốc lá hải phòng (Trang 85)