3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt buýt
3.1.1 Căn cứ pháp lý
Căn cứ vào toàn bộ các văn bản luật, văn bản dưới luật của Quốc hội, Bộ GTVT, cục đường bộ Việt Nam, sở GTVT và các bên có liên quan. Cụ thể, phương án được xây dựng trên một số căn cứ pháp lý sau:
- Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Thông tư 10/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải: Quy định trách nhiệm và xử lí vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô
- Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Thông 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
3.1.2 Định hướng phát triển VTHKCC của Thủ đô Hà Nội
Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 đã xác định giao thơng của Thủ đô là một hệ thống đa phương tiện, trong đó hệ thống VTHKCC được dựa trên mạng lưới các tuyến chính sử dụng phương tiện có năng lực vận chuyển lớn, tốc độ cao (đường sắt đơ thị, xe bt có làn riêng) làm "xương sống", kết hợp phát triển các nhà ga, đầu mối trung chuyển để tiến tới năm 2030 có thể đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu đi lại của nhân dân. Đồng thời, quy hoạch các bến, bãi đỗ xe bảo đảm quỹ đất cho nhu cầu này từ 3-5%.
Hiện nay hệ thống VTHKCC của Hà Nội mới chỉ có một loại phương tiện đó là xe buýt, năng lực phục vụ chỉ đạt khoảng 7% nhu cầu. Với quy mô dân số đô thị Hà Nội trong tương lai và dự báo nhu cầu vận tải đô thị đến năm 2025 đạt 35 triệu chuyến đi/ngày, nhất thiết Hà Nội phải có các loại hình VTHKCC khối lượng lớn mới có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và xứng tầm một thủ đơ văn minh hiện đại. Vì vậy cần phải có các biện pháp mạnh hơn để đạt được các mục tiêu đề ra. Cụ thể là:
- Tăng cường dịch vụ giao thông công cộng trên các trục hành lang chính (sử dụng đường sắt đô thị, xe buýt nhanh…).
- Cung cấp dịch vụ vận tải chất lượng cao với mức chi phí chấp nhận được. - Quản lý tốt giao thông cá nhân.
- Thành phố cần khuyến khích mở rộng các dịch vụ bán cơng cộng như xe buýt đưa đón học sinh, công nhân viên chức để đáp ứng những nhu cầu cụ thể.
- Tăng cường cải thiện dịch vụ VTHKCC thông qua các giải pháp: - Sử dụng vé chung giữa đường sắt đô thị và xe buýt gom khách. - Cải tiến hệ thống thông tin xe buýt.
- Sử dụng các loại xe buýt sàn thấp để tạo điều kiện sử dụng dễ dàng hơn cho người già, trẻ em và người khuyết tật.
Hệ thống đường sắt đơ thị của thành phố sẽ đóng vai trị quan trọng trong hệ thống VTHKCC tốc độ cao, khối lượng lớn (Urban Mass Rapid Transit – UMRT). Để khai thác tối ưu hiệu quả, các tuyến đường sắt đô thị phải gắn kết với các khu đô thị, các trung tâm thương mại – dịch vụ, khu công nghiệp, bệnh viện và trường học. Đồng thời các tuyến đường sắt đơ thị phải gắn kết với nhau, hình thành mạng lưới bao quát tất cá các khu vực đô thị quan trọng của Hà Nội.
❖ Mục tiêu và nhiệm vụ của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt của Thủ đô Hà Nội đến năm 2025:
Với chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân, đẩy mạnh phát triển VTHKCC trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án phát triển
VTHKCC bằng xe buýt ở Thủ đô từ năm 2016 đến 2020 và định hướng đến năm 2025”, nhằm phát triển hệ thống xe buýt tiên tiến, hiệu quả, thân thiện mơi trường;
khuyến khích người sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện VTHKCC để giảm ùn tắc, tai nạn giao thơng, ơ nhiễm mơi trường và chi phí xã hội trong GTVT.
Mặc dù cịn gặp khó khăn về hạ tầng, cơ chế chính sách, tuy nhiên sau hơn 10 năm phát triển, VTHKCC bằng xe buýt Thủ đô đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ðến nay mạng lưới xe buýt thành phố đã có 92 tuyến (73 tuyến có trợ giá, 19 tuyến không trợ giá) phủ khắp địa bàn 23 quận huyện trên tổng số 29 quận, huyện, thị xã tại Hà Nội. Theo Sở GTVT Hà Nội, năm 2018 xe buýt chuyên chở được trên 460 triệu lượt hành khách, trung bình mỗi ngày buýt vận chuyển được 2,3 triệu lượt. Dự kiến giai đoạn 2025 - 2030 có 200 tuyến. Sản lượng vận
chuyển đạt 3,14 triệu lượt hành khách/ngày.
❖ Mục tiêu phát triển:
Giải quyết ùn tắc giao thông trong khu vực trung tâm đô thị, trên các trục đường từ trung tâm Thành phố đến các khu đô thị vệ tinh và các nút giao thơng chính.
Góp phần giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thơng. Góp phần làm giảm ơ nhiễm mơi trường, nâng cao bình đẳng xã hội, giảm chi phí xã hội trong giao thơng vận tải.
Nâng cao số chuyến đi dịch vụ bằng xe buýt, phấn đấu VTHKCC bằng xe buýt đạt tới 25% vào năm 2023 và tới 32% vào năm 2025.
❖ Nhiệm vụ:
Cải thiện và phát triển mạng lưới tuyến và hạ tầng xe buýt. Tăng cường kết nối mạng lưới xe buýt với các tuyến đường sắt đô thị sẽ đưa vào vận hành.
Sử dụng các mơ hình hạ tầng tiên tiến (các điểm đầu cuối, các điểm trung chuyển, làn đường dành riêng cho xe buýt, hệ thống nhà chờ và giao thông tiếp cận...) đồng bộ với hệ thống điểm, bãi đỗ xe và hệ thống giao thông tiếp cận tới khu vực dân cư, nhằm tăng cường năng lực và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Bổ sung, đổi mới và hướng tới hình thành một đồn phương tiện xe buýt Thủ đô đạt tiêu chuẩn buýt đô thị thân thiện môi trường.
Hiện đại hóa cơng nghệ quản lý, áp dụng cơng nghệ thông tin trong giám sát, điều hành và hệ thống thông tin hành khách tiên tiến.
Đổi mới hệ thống vé linh hoạt, đa dạng, tiên tiến, có giá vé hợp lý bảo đảm hấp dẫn và thuận lợi cho người sử dụng, thuận tiện cho kiểm soát và quản lý doanh thu...
3.1.3. Định hướng của Công ty TNHH Dịch vụ Du Lịch Xây Dựng Bảo Yến
Để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách của các tuyến buýt, trong thời gian tới Cơng ty sẽ thực hiện một số nhóm các giải pháp trước mắt như: - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là đội ngũ lái xe, bán vé. Tăng cường an ninh xe buýt.
- Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ, đặc biệt chú trọng chấn chỉnh kỉ luật các xe dừng đỗ không đúng nơi quy định. Đồng thời, đẩy mạnh chương trình chăm sóc khách hàng đi đơi với tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng dịch vụ.
- Ứng dụng mạnh công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý điều hành, kiểm soát chất lượng dịch vụ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Củng cố chất lượng phương tiện; đảm bảo duy trì các tiêu chí về chất lượng phương tiện: tốt, sạch, đầy đủ thông tin khi đưa ra tuyến (kiên quyết khơng đưa những phương tiện xả khói đen, khơng đầy đủ thông tin ra hoạt động).
- Bên cạnh đó, Cơng ty cũng đề ra một số giải pháp lâu dài
- Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo và duy trì cơng tác đào tạo, nhất là cho đội ngũ lái xe và lao động trực tiếp; lấy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm nòng cốt để nâng cao chất lượng dịch vụ của xe buýt.
- Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng đoàn xe.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hậu cần doanh nghiệp theo hướng hiện đại đi đơi với hợp lý hóa quy mơ và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tiên tiến vào công tác quản trị doanh nghiệp theo mơ hình depot xe bt.
- Chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ thẻ Smart card thay thế hệ thống vé xe buýt hiện tại.
- Tiếp thục lộ trình thay đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch thân thiện với mơi trường theo lộ trình của thành phố.
3.1.4. Căn cứ vào thực trạng chất lượng dịch vụ trên tuyến
Tuyến 57 là tuyến buýt truyền thống lâu đời của doanh nghiệp tuy nhiên vẫn còn bất cập tồn tại 1 số điểm trừ về chất lượng dịch vụ. Theo phân tích ở chương 2 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chung của tuyến là về chất lượng phương như một số trang thiết bị thiếu hỏng hóc, và thái độ phục vụ của nhân viên lái phụ xe gây sự không thoải mái cho hành khách.
Cơ sở vật chất tại điểm dừng đỗ chất lượng chưa tốt, cắm cách xa lịng đường xe dừng vừa gây khó khăn cho lái xe quan sát, vừa làm việc di chuyển của hành khách ra xe gặp khó khăn.
Biện pháp xử phạt thích đáng để răn đe và giảm bớt lỗi vi phạm của nhân viên lái xe và bán vé nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ. Quan tâm đời sống lao động trực tiếp kịp thời động viên, an ủi về vật chất và tinh thần đối với
các hồn cảnh khó khăn. Chưa có các chế độ thưởng chất lượng để khuyến khích tinh thần làm việc cho người lao động.