2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến
2.3.2. Đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải trên tuyến
a. Thực trạng chất lượng cơ sở hạ tầng
- Hiện trạng về cơ sở hạ tầng giao thông trên tuyến, đoạn đường dài 10.5km từ KCN Phú Nghĩa đến Đối diện KCN Văn Minh có chiều rộng nhỏ nhất 8m kết cấu bê tông tốt.
- Đoạn đường từ KCN Văn Minh đến Bưu điện Hà Đơng dài 9,2 km có chiều
rộng nhỏ nhất 8m mặt đường nhựa có kết cầu tốt.
- Đoạn đường Bưu Điện Hà Đơng đến cầu Triền dài 6,3km có chiều rộng nhỏ
nhất 6m mặt đường nhựa có kết cầu tốt. Đoạn đường thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm chiều từ 17-19h từ thứ 2 đến thứ 6.
- Đoạn đường Ngã 4 Phạm Văn Đồng – Nam Thăng Long dài 3,2km có chiều
rộng nhỏ nhất 10m mặt đường nhựa có kết cấu tốt, đoạn đường có lưu lượng phương tiện lưu thông lớn thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm sang từ 8h-9h chiều từ 17h-19h từ thứ 2 đến thứ 6.
Tóm lại hạ tầng đường trên tuyến tương đối tốt thuận lợi để phương tiện di chuyển. Tuyến đường phù hợp để khai thác tuyến buýt số 57.
Lộ trình cụ thể của tuyến:
- Chiều đi: Nam Thăng Long - Khu công nghiệp Phú Nghĩa có 58
điểm dừng trong đó có 10 điểm dừng (chiếm 17,2%) có hệ thống nhà chờ có mái che phục vụ cho hành khách trong quá trình chờ xe buýt tuy nhiên cơ sở vật chất tại các nhà chờ đều đã cũ và đã lâu không được duy tu sửa chữa. Khoảng cách trung bình giữa cá điểm dừng 680m. Một số điểm dừng đặt ở nơi có nhiều xe qua lại gây nguy hiểm cho hành khách khi tiếp cận buýt.
- Chiều về: KCN Phú Nghĩa – Nam Thăng Long có 60 điểm dừng trong đó có 13 điểm dừng (chiếm 21%) có hệ thống nhà chờ có mái che phục vụ cho hành khách trong quá trình chờ xe buýt tuy nhiên cơ sở vật chất tại các nhà chờ đều đã cũ và đã lâu không được duy tu sửa chữa. Khoảng cách trung bình giữa cá điểm dừng 650m. Một số điểm dừng đặt ở nơi có nhiều xe qua lại gây nguy hiểm cho hành khách khi tiếp cận buýt.
Hình 2.4: Nhà chờ tại điểm trung chuyển Long Biên
Các nhà chờ của thành phố nói chung đều được xây dựng từ năm 2012-2015 cơ sở hạ tầng đều đã cũ không được bảo dưỡng duy tu thường xuyên. Nhà chờ tại điểm trung chuyển Long Biên thường xuyên xảy ra mất chộm gây mất an toàn cho hành khách.
Nhiều điểm dừng ở không nằm trong nội thành còn khuất tầm mắt, chưa được giữ vệ sinh. Đặc biệt có điểm dừng ở đầu Liên Mạc đường Tân Phong, biển báo điểm dừng nằm bên trong hàng rào nhà dân, khuất tầm nhìn người sử dụng và lưu thông trên tuyến đường.
b, Hiện trạng phương tiện trên tuyến
Phương tiện là yếu tố rất quan trọng trong quá trình vận tải, chất lượng phương tiện tốt sẽ tạo ra sự an toàn và thoải mái cho lái xe và hành khách khi sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Bảng 2.8: Phương tiện hoạt động trên tuyến
Tuyến Loại xe Năm
sản xuất Sức chứa Số xe kế hoạch Số xe vận doanh T2-T7 CN 57 Bahai 2014 60 6 4 4 Daewoo BC095 2018 60 10 10 10 Tổng 60 16 14 14
− Bên ngồi xe của cả 2 loại xe đều có số hiệu, điểm dừng, điểm cuối.
− Phương tiện:
+ Mác xe Daewoo Bahai được sản xuất năm 2014 đến nay đã được 9 năm sắp hết thời hạn khấu hao 10 năm theo quyết định 1494 của UBND TP Hà Nội. Thực trạng phương tiện đã cũ, điều hòa hoạt động khơng ổn định, khơng có bảng led thơng báo lịch trình trong xe, thường xun gặp hỏng hóc trong q trình hoạt động phải vào xưởng trong thời gian đang hoạt động dẫn tới không đảm bảo số chuyến khai thác trong ngày.
+ Mác xe: Daewoo BC095 được sản xuất năm 2018 xe hiện đại, đầy đủ tiện nghi hoạt động tốt theo hợp đồng và cam kết trong hồ sơ đầu thầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn chưa có cơng cụ hỗ trợ cho người tàn tật dễ dàng lên xuống điểm dừng.
Hình 2.6: Hiện trạng phương tiện trên tuyến
Hình 2.7: Cơ sở vật chất trên xe 29B – 04661 hiện đã được khắc phục