CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (7) (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG III : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

3.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện của doanh nghiệp lập ra phải dựa trên cơ sở đảm bảo kế hoạch sản lượng của doanh nghiệp tức là đảm bảo phương tiện hoạt động hằng ngày. Nếu doanh nghiệp không đảm bảo số xe vận doanh quy định thì sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách, làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản lượng.

- Năm 2022 trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang phải chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19 vừa qua, Công ty cổ phần Vũ Gia đã có nhiều nỗ lực, cố gắng hồn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh đã đề ra, đồng thời triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến cộng đồng.

- Ban lãnh đạo Vũ Gia cho hay, doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 do kinh doanh chính trong ngành dịch vụ vận tải mà còn bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng, xăng dầu do xung đột Nga – Ukraine.

- Cho đến nay, hoạt động kinh doanh taxi của Vũ Gia đang có tín hiệu phục hồi. Kế hoạch của cơng ty là đầu tư phương tiện, tăng cường trong hợp tác kinh doanh, phát triển taxi công nghệ, logistic, vận chuyển hàng hóa…

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2022 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3. 1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 của công ty.

STT Loại xe Sức chứa (chỗ ) Số lượng xe năm 2022 𝑳𝒄𝒉𝒈 kế hoạch năm 2022 Số xe có (xe) Số xe vận doanh (xe) 1 Xe Ki-a 4 152 150 295,899 2 Xe i10 4 150 145 397,765 3 Xe Vios G 4 100 95 400,590 4 Xe Vios E 4 104 103 401,890 5 Xe Toyota Innova 7 25 20 475,356 Tổng số 531 513 1,971,500

51

3.1.2 Các quy định hiện hành về công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải ô tô. ô tô.

- Quyết định 992/2003//QĐ – BGTVT ngày 09 tháng 04 năm 2003 về quy định BDKT, sửa chữa phương tiện ơ tơ trong đó có quy định về định ngạch BDSC phương tiện để thống nhất các chế độ bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô trong điều kiện khai thác ở Việt Nam nhằm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, bảo đảm điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới.

- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Nghị định 95/2009/NĐ – CP về quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người.

- Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Các quyết định và văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Thành phố và Tổng cơng ty có liên quan.

3.1.3. Mục tiêu xây dựng kế hoạch BDSC.

Mục tiêu của công tác xây dựng kế hoạch BDSC cho công ty nhằm đảm bảo phương tiện ở trạng thái kỹ thuật tốt, đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, khơng ngừng nâng cao hệ số ngày xe tốt. Vì vậy kế hoạch đặt ra phải đáp ứng được một số yêu cầu sau:

- Đảm bảo được các nguyên tắc lập kế hoạch: Kế hoạch lập ra vừa phải đảm bảo tính khoa học tiên tiến vừa phải đảm bảo tính hiện thực, tính hiệu quả, tính đồng bộ...

- Căn cứ lập kế hoạch là căn cứ có cơ sở khoa học và tồn diện.

- Phương pháp lập kế hoạch: Lựa chọn phương pháp chính xác, hợp lý, phù hợp với thực tế của công ty.

- Kế hoạch lập ra phải được cân đối với thực tế. Sau khi cân đối phải xử lý tính cân đối để đảm bảo tính hiện thực của kế hoạch.

52

3.1.4. Kết quả phân tích tình hình bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải ở công ty. ty.

Công tác xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện của công ty đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế như ở chương 2 đã phân tích làm cơ sở để tiến hành hoàn thiện trong chương 3.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (7) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)