NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG
1.2.2. Dịch vụ tên miền
Việc định vị máy tính trên mạng bằng các địa chỉ IP có nhiều lợi điểm như đã trình bày ở phần trên, tuy nhiên với người sử dụng, việc nhớ các con số trong địa chỉ đó là một việc tẻ nhạt khó chịu. Hơn nữa, địa chỉ IP không phản ánh thông tin về địa lý, tổ chức hay người dùng. Vì thế, người ta xây dựng một hệ thống đặt tên gọi khác là hệ thống tên miền (Domain Name System - DNS) để cung cấp cho người dùng cách đặt tên cho các máy tính gần với cách đặt tên thơng thường quen thuộc.
Khuôn dạng (cấu tạo) tên miền:
DNS phân địa chỉ theo các cấp, mỗi cấp được gọi là một miền và một địa chỉ trong DNS (gọi tắt là địa chỉ DNS hay tên miền) thường gồm nhiều miền, mỗi miền được phân cách bằng một dấu chấm, và phân cấp từ cao tới thấp theo trật tự từ phải qua trái. Địa chỉ DNS thường không quá 5 miền.
Miền cấp cao nhất là cấp quốc gia được đặc trưng bởi 2 chữ cái: jp: Japan
kr: Korea vn: Việt Nam ...
Trong mỗi quốc gia, miền lại được phân chia theo lĩnh vực hoạt động: edu: education - giáo dục
gov: government - chính phủ com: commerce - thương mại mil: military - quân sự
org: organization - tổ chức net: network - mạng
Trong mỗi lĩnh vực này lại có thể phân thêm thành rất nhiều miền khác nhau thường là tên các tổ chức hoặc công ty tham gia vào mạng.
Mỗi tổ chức hay cơng ty lại có thể phân làm nhiều miền nhỏ hơn nữa tùy theo yêu cầu sử dụng của tổ chức, công ty. Chẳng hạn: máy chủ web thì có tên miền là www, máy chủ email thì thường tên miền là mail,...
Ví dụ:
Tên Web server của Trường đại học Thương mại là www.tmu.edu.vn Khi liên lạc với máy chủ này thì các máy tính khác sẽ tham chiếu theo cây phân cấp như sau:
.vn
.com .edu .org
.tmu .htu
Lưu ý: Một máy tính có thể có nhiều tên nhưng trên mạng, mỗi tên
là duy nhất. Trong một tên miền thì định danh của người sử dụng có khn dạng như sau: ten_nguoi_dung@ten_mien.