Mục đích của website cần thiết kế

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế và triển khai website: Phần 1 (Trang 67 - 71)

TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ WEBSITE

2.1.1.1. Mục đích của website cần thiết kế

Để có một website tốt, đúng yêu cầu của người sử dụng thì việc đầu tiên cần làm là xác định mục đích cụ thể mà website hướng đến. Từ đó, lên kế hoạch và tiến hành thực hiện các bước trong giai đoạn thiết kế website. Vì thế, trước khi bắt tay vào giai đoạn thiết kế, cần làm rõ các vấn đề sau:

a) Xác định mục đích cụ thể của website

Cần có một nhận định khái quát và rõ ràng cho mục đích của website, để giúp cho công việc thiết kế được cụ thể và chủ động. Mục đích là căn cứ, là điểm xuất phát để mở rộng đến các mục tiêu chính của website. Mục đích được xác định cụ thể là một công cụ hữu hiệu để đánh giá sự thành công của website.

b) Xác định rõ đối tượng độc giả của website

Sau khi đã xác định được rõ ràng, cụ thể mục đích của website, cần xác định các đối tượng độc giả của website. Cần nắm bắt được sự hiểu biết, trình độ, sở thích cũng như yêu cầu của họ, để từ đó có thể thiết kế cấu trúc của website phù hợp với nhu cầu, mong muốn của độc giả. Trên thực tế, đối tượng sử dụng website có thể rất khác nhau, bao gồm từ người chưa có kinh nghiệm sử dụng website - người sẽ cần đến sự hướng dẫn chi tiết dựa trên cấu trúc của website, đến những người sử dụng thành thạo - những người khơng hài lịng với các thao tác mang đến sự cản trở, hoặc làm chậm trễ việc truy nhập thông tin của họ. Một chiến lược thiết kế tốt cần phải thích hợp cho một lớp rộng người sử dụng có trình độ khác nhau cũng như nhu cầu khác nhau của các đối tượng độc giả.

Đối với mỗi website, sẽ có các đối tượng độc giả sau cần được xác định:

(1) Độc giả mới và độc giả không thường xuyên:

Đối với đối tượng độc giả mới, họ có nhu cầu về một cấu trúc website rõ ràng, dễ truy cập đến phần nội dung họ cần. Những người mới sẽ không thấy thoải mái với hệ thống có cấu trúc menu phức tạp, chồng chéo, ngại đi sâu tìm hiểu website nếu trang đầu khơng có hình ảnh hấp dẫn và thông tin không được sắp xếp rõ ràng. Theo Jakob Nielsen ở Sun Microsystems, thì có dưới 10% độc giả cuộn màn hình xuống dưới phần đầu của một trang Web. Các độc giả không thường xuyên của website lại chú trọng đến các trang khái quát của website. Đối với họ, cấu trúc của website cần có sự phân lớp logic và đi kèm hình ảnh đồ họa hoặc biểu tượng giúp họ dễ ghi nhớ, dễ kết nối đến vị trí thơng tin họ cần trong website. Một từ điển các khái niệm kỹ thuật, từ viết tắt và danh sách các vấn đề thường được xảy ra (Frequently Asked Questions - FAQ) có thể rất hữu dụng cho các độc giả mới và không thường xuyên của website.

(2) Các độc giả chuyên nghiệp, thường xuyên:

Lớp đối tượng độc giả này thường truy cập vào website để tìm kiếm và nhận thơng tin một cách nhanh chóng và chính xác. Các độc giả chuyên nghiệp thường khơng hài lịng với hệ thống menu nhiều lớp, có chất lượng đồ họa kém và ít lựa chọn cho mỗi lần “click” chuột. Đối với lớp độc giả này, một hệ thống các menu khơng có đồ hoạ mà chỉ có văn bản (Text), có thể kéo thả được và thời gian tải xuống nhanh chóng sẽ tạo ra sự thuận tiện hữu ích và được các độc giả đánh giá cao. Các độc giả chun nghiệp ln có chủ ý rõ ràng trong đầu là họ cần gì và tìm gì, do vậy với các website có menu hiển thị dưới dạng chữ, cấu trúc site rõ ràng và các chỉ mục (Index) site phong phú giúp họ tìm kiếm, thu nhận thơng tin nhanh chóng hơn sẽ được họ đánh giá cao.

(3) Các độc giả nước ngoài:

Hiện tại, hầu hết các website của Việt Nam đều sử dụng ít nhất hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh. Thiết kế website là thiết kế cho cả cộng đồng World Wide Web. Các độc giả của website có thể là một người ở bất cứ vị trí nào, có thể ngay ngồi phố, hoặc một ai đó đang ở một nơi rất xa như ở Mỹ, Nhật Bản,... Để đáp ứng tối đa số lượng độc giả trên các quốc gia khác nhau, nội dung thông tin trên website cần được biên dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, chí ít cũng là các trang với những nội dung chính. Nên tránh sử dụng các từ địa phương, hoặc các khái niệm kỹ thuật, các biệt ngữ, các từ viết tắt trong bản giới thiệu hay các trang giải thích. Ví dụ, khơng nên viết tắt ngày trên các trang Web, vì đối với một người Mỹ, thì "10/5/97" sẽ được hiểu là ngày 5 tháng 10 năm 1997, nhưng đa số độc giả các quốc gia khác sẽ hiểu đó là ngày 10 tháng 5 năm 1997.

c) Xác định các chủ đề và nội dung chính của website

Chủ đề và nội dung là phần quan trọng nhất của website. Chủ đề của trang Web là huyết mạch, linh hồn và sự sống của một trang Web. Cho dù website có giao diện đẹp, có “host” với dung lượng lưu trữ lớn và tên miền hay nhất, nhưng không thu hút được độc giả, thì website cũng

khơng được đánh giá là thành cơng. Để chọn ra được một chủ đề chính cho website không phải là chuyện đơn giản. Website không thể đề cập về tất cả mọi thứ trong cuộc sống, nhưng nó có thể viết về một khía cạnh nào đó, mà ở đó sẽ có những độc giả quan tâm và họ sẽ học được một điều gì đó từ thông tin mà website đưa ra. Một chủ đề được cho là phù hợp khi chủ đề đó thu hút được người đọc và cung cấp được nhiều điều lý thú cho độc giả, tạo ra hưng phấn cho độc giả khi họ đọc nó. Đưa nội dung gì, thể hiện như thế nào trên website là một việc quan trọng vì website chính là “người phát ngôn” âm thầm và siêng năng nhất. Mọi lúc, mọi nơi, thông tin sẽ được truyền đạt đến bất cứ ai (độc giả hay khách hàng) thông qua website. Chuẩn bị nội dung đầy đủ sẽ đem lại nhiều thành cơng và giúp nâng cao hình ảnh của “người phát ngơn” trong tâm trí của độc giả. Chỉ cần có những nội dung gây ấn tượng, độc giả sẽ sẵn sàng bỏ ra hàng giờ để nghiên cứu thông tin của website. Website trước tiên phải cung cấp đủ thông tin và dễ dàng trong việc truy cập. Độc giả sẽ thất vọng nếu như họ truy nhập vào một website mà chỉ đọc được những nội dung sơ sài, khơng có thơng tin mới được cập nhật. Việc biên tập và đưa ra nội dung tốt chính là đưa ra giá trị thực của website, đó là điều độc giả quan tâm nhất.

d) Xác định các khối thông tin chủ yếu mà website sẽ cung cấp

Xác định các khối thông tin cho phù hợp với vai trị và mục đích của website là việc làm cần thiết. Trong thực tế, có rất nhiều các loại hình website khác nhau (website tin tức, website giáo dục, website cá nhân, website mạng xã hội, website thương mại điện tử,...). Tương ứng với mỗi một loại hình website lại có những cách thức phân bố thông tin và các khối thông tin khác nhau. Việc xác định chuẩn các khối thông tin cần thiết để đưa vào website phụ thuộc vào cấu trúc và mục đích của từng loại hình website cụ thể. Các khối thông tin này phải được phân chia một cách có hệ thống, có logic và có sự gắn kết với nhau cả về mặt hình thức và nội dung. Một website với các khối thông tin được sắp xếp bố trí hợp lý, sáng tạo sẽ được độc giả đánh giá cao và họ thường có xu thế ghi nhớ và truy cập lại nhiều lần để tìm kiếm các thơng tin bổ ích trên website này.

Ngoài việc xác định rõ bốn vấn đề trên, trong thiết kế website cũng cần chú ý đến việc xác định nguồn tài nguyên về nội dung, hình ảnh thơng tin để tạo nền cho website nhằm phù hợp với mục đích đã được đề ra - đó là nền tảng cung cấp thơng tin và dữ liệu để duy trì cho website hoạt động lâu dài.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế và triển khai website: Phần 1 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)