TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ WEBSITE
2.3.2. Nguyên tắc sử dụng màu sắc trong thiết kế website
Trong bất kỳ thiết kế nào, màu sắc và sự phối màu luôn tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách. Đặc biệt trong thiết kế website, nếu biết sử dụng màu sắc để nói lên ý tưởng của mình mà khơng cần đến lời nói hay câu văn thì thành cơng sẽ càng lớn hơn nhiều. Việc sử dụng màu và phối màu sẽ tác động mạnh và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của website. Một số hệ màu cần nhận biết và cách sử dụng trong từng công việc khi thiết kế website như sau:
- Hệ màu RGB gồm 3 màu cơ bản là: Đỏ (Red), Xanh lá cây (Green) và Xanh da trời (Blue). Đây là hệ màu được sử dụng nhiều nhất và cũng là hệ màu căn bản và phổ biến nhất trong thiết kế website và chỉnh sửa hình ảnh. Với 3 màu cơ bản này có thể phối thành rất nhiều màu khác, tùy vào mục đích sử dụng.
- Hệ màu CMYK: Hệ màu này chủ yếu được sử dụng trong in ấn sách báo, tạp chí, v.v... Nó bao gồm các màu Cyan (xanh lục), Magenta (đỏ tươi), Yellow (vàng) và Black (đen).
- Hệ màu LAB: Là một không gian màu độc lập và việc chỉnh sửa màu trong hệ thống màu này là một cơng việc rất thú vị bởi vì một sự di chuyển nhẹ nhàng trên kênh “a” hoặc kênh “b” cũng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhất về màu sắc. LAB là hệ màu rất thích hợp trong chỉnh sửa ảnh kỹ thuật số.
Hình 2.12. Hệ màu LAB
(Nguồn: http://designs.vn)
- Hệ màu HSB: Bao gồm: H (Hue) liên quan đến màu sắc, S (Saturation - độ thấm qua) xác định độ bão hòa màu và B (Brightness - độ sáng) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc. HSB thường được dùng trong việc chỉnh sửa ảnh chân dung.
Bên cạnh các hệ màu, việc nhận biết và sử dụng đúng các gam màu sắc trong thiết kế cũng sẽ tạo ra được nhiều điểm nhấn trên website. Các gam màu được chia làm 8 loại như sau:
- Màu nóng: Màu nóng tự mang trong nó sự lơi cuốn và gây chú ý, có tính phản chiếu cao, tạo nên những ý tưởng tươi vui, cởi mở, kích động,... Nó có tác động mạnh mẽ đến không gian trong bố cục chung. Màu nóng gồm 2 màu chính là đỏ và vàng, ngoài ra là các màu tương cận của chúng (như cam, hồng, tím, đỏ, vàng, xanh lục,...).
- Màu lạnh: Là những màu cho ta cảm giác mát mẻ, ví dụ như: xanh lam, xanh lá cây, đen, tím,... Màu lạnh làm cho bức hình có cảm giác tươi tắn, toả sáng, gợi cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Màu lạnh đối lập với màu nóng.
- Màu tương phản: Là sự đối lập của màu nóng và màu lạnh, tương phản với các màu trong hệ thống các màu gốc: Xanh,Vàng, Đỏ. Nhờ có màu tương phản mà bức hình đạt được sự rực rỡ. Màu tương phản thường là những màu gốc hoặc có tính gốc cao. Bản thân các màu này có
độ mạnh thị giác cao, nên khi đặt cạnh nhau trong một bố cục, các màu sẽ tạo nên cảm giác mạnh. Với những màu nóng và lạnh đứng cạnh nhau, sự tương phản sẽ dịu hơn nếu được thay đổi độ sáng tối.
Hình 2.13. Màu nóng và màu lạnh
(Nguồn: http://designs.vn)
- Màu tương đồng: Với những màu cùng gam nóng hoặc lạnh có một sự tương quan nhất định, chúng được gọi là màu cùng tông, hoặc màu tương đồng. Trong thực tế, màu tương đồng vẫn có thể chứa một lượng màu tương phản hoặc ngược lại, vấn đề là phải xem xét lượng màu trên một diện tích và vai trị của nó đến quan hệ hồ sắc.
Hình 2.14. Màu tương đồng
- Màu vơ sắc: Là những màu mà khi ta hoà trộn chúng với nhau không tạo nên được màu mới. Ví dụ đen, trắng và các thang độ xám khi được hoà trộn.
- Màu bổ túc: Những cặp màu bổ túc là những cặp màu có tính tương phản mạnh, gồm có những cặp màu cơ bản sau đây: Đỏ - Xanh lục, Da cam - Xanh lam, Vàng - Tím. Những màu này khơng thể gây cảm giác đồng thời đối với con người, chẳng hạn khơng thể có một màu gọi là “đỏ - lục” hoặc “vàng - tím”. Điều này tương tự cảm giác về nhiệt độ, khơng có cảm giác nào được gọi là cảm giác “nóng - lạnh”, mà chỉ có thể là “nóng” hoặc “lạnh”.
- Màu sắc độ: Đây là thuật ngữ để chỉ độ đậm nhạt của từng loại màu. Sự thay đổi này phụ thuộc vào việc ta cộng thêm màu đen hay màu trắng cho màu gốc để tạo nên các dải màu. Màu trắng sẽ cho ta màu sáng hơn cịn màu đen thì ngược lại.
- Màu sắc điệu: Là khái niệm chỉ sự biến thiên của màu sắc. Sự kết hợp giữa các màu hữu sắc sẽ cho ta thấy điều này. Có thể dễ dàng hiểu được thế nào là một bức hình “ngả vàng”, tơng xanh hay thiên đỏ,... Đó chính là hiệu quả của sự kết hợp các màu khác nhau.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN