TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ WEBSITE
2.2.2.2. Các kiểu cấu trúc thiết kế website
a) Cấu trúc nối tiếp (Sequence)
Đây là cách đơn giản nhất để trình bày thơng tin trên website. Trong cấu trúc này, các thơng tin được bố trí theo dãy và được hiển thị một cách tuần tự. Với cách tổ chức này, thông tin sẽ được sắp xếp theo thứ tự thời gian, hoặc cũng có thể theo thứ tự a, b, c,... như các chỉ số, từ điển bách khoa, từ điển thuật ngữ. Tuy nhiên, cách tổ chức thông tin dựa trên cấu trúc này chỉ thích hợp với các website có dung lượng thơng tin nhỏ. Trong thực tế, các chuỗi thông tin ngày càng trở nên dài hơn, phức tạp hơn theo thời gian, khi đó sẽ phải cần một kiểu cấu trúc phù hợp hơn mà vẫn giữ được tính dễ theo dõi.
Hình 2.8. Cấu trúc nối tiếp
(Nguồn:[1]) Nhiều website lớn vẫn sử dụng kiểu cấu trúc nối tiếp để tổ chức thơng tin, nhưng trong đó mỗi trang có thể liên kết với các trang khác trong cùng website hoặc liên kết đến các trang của website khác.
b) Cấu trúc phân cấp (Hierarchy)
Sử dụng cấu trúc phân cấp để tổ chức thông tin là một trong những cách tốt nhất để sắp xếp các khối thông tin phức hợp thành một chuỗi liên quan mà không mất đi sự logic của chúng. Sắp xếp thông tin bằng việc phân cấp chúng đặc biệt thích hợp cho các website, vì hầu hết các website ln được thực hiện theo cách rẽ nhánh từ một trang chủ duy nhất. Một khối thông tin được tổ chức phân cấp tốt cũng sẽ tác động tốt đến nội dung của website, do vậy sự phân cấp chỉ hoạt động hiệu quả khi website đã tổ chức hoàn hảo về mặt nội dung. Dễ dàng nhận thấy, biểu
đồ phân cấp thông tin trên website rất giống với cấu trúc tổ chức của các tổ chức, doanh nghiệp, nhờ đó độc giả dễ dàng hình dung ra mơ hình kiến trúc của website, từ đó có thể khám phá và khai thác thơng tin trên website một cách đơn giản, dễ dàng nhất.
Hình 2.9. Cấu trúc phân cấp
(Nguồn:[1])
c) Cấu trúc ô lưới (Grid)
Tổ chức thông tin theo cấu trúc ô lưới phù hợp nhất với các thơng tin có dạng bản hướng dẫn, danh sách hoặc các giải nghĩa cho các trường hợp kỹ thuật. Đó là phương thức tốt để tạo ra mối tương quan giữa các biến số với nhau. Để tổ chức thông tin theo kiến trúc này được thành công, từng đơn vị riêng biệt trong lưới nhất định phải có cùng cấu trúc cho các chủ đề lớn và nhỏ, các chủ đề thường khơng có sự phân cấp về mức quan trọng. Ví dụ, để giới thiệu về TCP/IP và IPX/SPX: vì "TCP/IP" cũng quan trọng khơng hơn, không kém so với "IPX/SPX", do vậy cả hai mơ tả nên có cùng cấu trúc. Như vậy, độc giả có thể đi tiếp (dọc xuống lưới) để đọc diễn giải về "TCP/IP", hay đi sang cạnh (đi ngang lưới) bằng cách đọc phần "Packet" của cả hai chủ đề TCP/IP và IPX/SPX. Tổ chức thông tin kiểu cấu trúc ơ lưới có nhược điểm là có thể tạo ra sự khó hiểu với độc giả chừng nào độc giả chưa xác định được mối liên quan giữa các loại thông tin. Nhưng nó rất tốt với các độc giả có
website, do đó các sơ đồ tổng quát có thể rất hữu ích đối với các website kiểu lưới.
Hình 2.10. Cấu trúc ô lưới
(Nguồn:[1])
d) Cấu trúc mạng nhện (Web)
Tổ chức thông tin theo cấu trúc mạng nhện thường dùng cho ý tưởng liên kết giống nhau và tự do, nơi mà độc giả đi theo sự quan tâm của họ trong một mơ hình tự khám phá, tự do tưởng tượng đối với từng độc giả đến website. Mục đích là khai thác triệt để năng lực của website trong việc liên kết và kết hợp, tuy vậy cấu trúc theo kiểu mạng nhện này rất dễ bị biến thành một mớ hỗn độn, lộn xộn của các khối thơng tin.
Hình 2.11. Cấu trúc mạng nhện
Đa số các website lớn đều sử dụng cả bốn kiểu cấu trúc thông tin trên. Ngoại trừ các website có yêu cầu khắt khe về việc phải hỗ trợ các trang hiển thị nối tiếp, độc giả của chúng ta thường thích sử dụng các website theo kiểu tự do như "mạng nhện", như đa số các sách tra cứu hay kỹ thuật vẫn sử dụng.