Thiết kế giao diện cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế và triển khai website: Phần 1 (Trang 85 - 88)

TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ WEBSITE

2.1.2.3. Thiết kế giao diện cơ bản

Thiết kế giao diện cho một website cần theo những nguyên tắc cơ bản sau:

a) Giao diện hướng tới người sử dụng

Giao diện là cơng cụ hữu ích để website thu thập về các nhu cầu và tâm lý của từng độc giả. Việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của độc giả là yếu tố quyết định cho sự thành công về giao diện của website. Không thể thiết kế website cho một độc giả vô danh mà không biết đến các yêu cầu của người đó, vì thế khi thiết kế website cần tạo ra các kịch bản mẫu cho các nhóm độc giả đang/sẽ tìm kiếm thơng tin trên website. Một độc giả có kinh nghiệm khi tìm một mẩu tin nhất định nào đó trên một website có được giúp đỡ hay bị cản trở bởi thiết kế của website? Một độc giả mới có bị lúng túng trước một hệ thống menu phức tạp của website? Đó là những câu hỏi cần được đặt ra và giải quyết khi thiết kế website. Ngoài ra, thử nghiệm các thiết kế khác nhau cho một website và nhận các phản hồi từ độc giả là phương pháp tốt nhất để tìm ra các ý tưởng thiết kế cho phép độc giả có thể dễ dàng nhận được cái mà họ muốn từ website.

b) Giao diện hỗ trợ định hướng cho độc giả

Đa số độc giả tương tác với các trang Web bằng cách sử dụng liên kết giữa các tài liệu. Vì vậy, vấn đề chủ yếu của việc thiết kế giao diện trong các website cần làm được là hỗ trợ độc giả vì họ thường khơng ý thức được họ đang ở đâu trong hệ thống tổ chức thông tin. Các biểu tượng cần nhất quán, dễ hiểu, các lược đồ đồ hoạ đồng nhất và khái quát, điều này có thể cho độc giả sự tin tưởng là họ có thể tìm thấy cái họ cần mà khơng lãng phí thời gian.

Độc giả phải ln có khả năng quay trở lại trang chủ và các điểm chủ chốt trên website. Do đó, các liên kết cơ bản này nên có trên mọi trang Web của website, nó thường là các nút ấn đồ hoạ với hai mục đích: tạo các mối liên kết cơ bản và giúp tạo một biểu tượng đồ hoạ thông báo cho độc giả biết họ vẫn còn ở trong website.

c) Thiết kế giao diện khơng có trang cuối cùng (Dead - End)

Mọi trang Web nên có ít nhất một liên kết. Các trang "dead-end" - các trang khơng móc nối đến các trang khác trong cùng website - không những chỉ là một sự thất vọng với độc giả, mà còn thường làm mất khả năng đưa độc giả đến với các trang khác trong cùng một website.

Độc giả thường vào thẳng các trang bên trong cấu trúc của website. Do vậy họ có thể khơng bao giờ nhìn thấy trang chủ (HomePage) hoặc các thơng tin mở đầu trên website. Do đó, nếu các trang phía dưới của website khơng có các liên kết quay lên, quay về trang chủ hoặc quay lại menu, thì độc giả gần như sẽ không truy cập đến các phần còn lại của website.

Hình 2.3. Liên kết khơng có trang cuối cùng

(Nguồn: [1]) d) Thiết kế giao diện cho phép truy cập trực tiếp

Mục đích của thiết kế này là cung cấp cho độc giả thơng tin họ cần với ít bước nhất và thời gian ngắn nhất. Điều này có nghĩa là cần thiết kế cấu trúc thông tin hiệu quả, giảm tối đa các bước qua hệ thống menu. Các nghiên cứu về giao diện chỉ ra rằng độc giả thích các menu mà có từ 5 đến 7 liên kết và độc giả cũng thích ít các trang với nhiều lựa chọn được hiển thị trên đó.

e) Giao diện phù hợp với dung lượng băng thông và những yếu tố khác

Độc giả thường rất khó chịu khi phải mất thời gian chờ đợi việc tải trang Web. Vì thế, các thiết kế trang Web mà khơng thích hợp với tốc độ truy cập mạng của độc giả sẽ chỉ làm cho họ thêm chán nản và thất vọng. Giả sử nếu độc giả chỉ là người lướt Web bình thường sử dụng modem tốc độ 28.8 Kbps qua đường điện thoại, thật bất tiện cho họ khi phải kiên nhẫn chờ đợi một ảnh có kích thước lớn trên trang Web được tải xuống, và nếu thời gian quá lâu, họ sẽ không chờ nữa. Tuy nhiên, nếu xây dựng một website cho nội bộ (Intranet) trường học, doanh nghiệp, nơi mà mọi người truy nhập Web server với tốc độ mạng LAN hay cao hơn nữa, thì việc sử dụng nhiều ảnh và multimedia lại là một điều hợp lý.

f) Thiết kế giao diện đơn giản và nhất quán

Để đạt được tối đa việc chức năng hoá, thiết kế trang Web nên được xây dựng trên các đơn vị mẫu nhất quán, nghĩa là tất cả các trang đều được sử dụng chung một kiểu đồ hoạ, phong cách biên tập và mơ hình tổ chức. Với mục đích là tính đồng nhất, có thể đốn trước để độc giả cảm thấy thoải mái khi khai thác website, và chắc chắn họ biết phải tìm những gì họ cần. Các biểu tượng đồ hoạ trên trang Web sẽ cung cấp các tín hiệu trực quan về sự kết nối của thông tin.

g) Giao diện đảm bảo tính ổn định trong thiết kế

Tính ổn định chức năng trong thiết kế Web có nghĩa là giữ các thành phần giao tiếp của website làm việc ổn định. Tính ổn định chức năng có hai thành phần: (1) Đặt các thành phần đúng vị trí ngay từ đầu khi thiết kế website; (2) Giữ chúng hoạt động nhịp nhàng trong suốt q trình. Các website tốt tự nó đã có tác động qua lại với nhiều liên kết đến các trang trong website đó, và có các liên kết đến các website khác. Trong khi thiết kế, cần kiểm tra thường xuyên các liên kết để đảm bảo chúng còn tồn tại.

h) Giao diện thể hiện sự phản hồi giữa độc giả với website

Phản hồi là thể hiện sự tương tác giữa độc giả và website, đáp ứng các đòi hỏi, góp ý của độc giả. Các website thiết kế tốt luôn cung cấp mối liên hệ trực tiếp tới ban biên tập hoặc "WebMaster" - phụ trách kỹ thuật của toàn website. Lên kế hoạch đảm bảo quan hệ liên tục với các độc giả là quan trọng sống còn đối với sự thành công lâu dài của một website và của một tổ chức, doanh nghiệp.

i) Thiết kế giao diện phù hợp với nhiều trình duyệt

HTML có khả năng thay thế thông báo (nhãn ALT trong HTML) để các độc giả sử dụng trình duyệt khơng có khả năng đồ hoạ vẫn hiểu được chức năng của hình ảnh trên trang Web. Sử dụng chương trình đặc biệt, các độc giả bị mù vẫn có thể nghe các thơng báo thay thế mà website cho hỗ trợ cùng hình ảnh đồ hoạ, do đó khơng hồn tồn mất hẳn nội dung của bức ảnh hoặc thành phần đồ hoạ đi kèm trang Web.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế và triển khai website: Phần 1 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)