Nguyên tắc nhân đạo

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 37 - 38)

b. Cá nhân hoặc tổ chức phạm tội (người phạm tội)

7.1.2.3. Nguyên tắc nhân đạo

Ngun tắc này địi hỏi việc tơn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người, không làm đau đớn con người... trên nền tảng đạo đức và truyền thống tốt đẹp của lồi người. Vì vậy, q trình xây dựng và thực thi pháp luật hình sự Việt Nam phải phản ánh được truyền thống ý thức

và đạo đức của dân tộc, hướng tới có mục đích và nội dung nhân đạo. Cụ thể, tính nhân đạo được biểu hiện trong luật hình sự Việt nam trên các nội dung sau:

+ Luật Hình sự Việt Nam khoan hồng với những người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại.

+ Luật Hình sự khơng có mục đích trả thù, hạ thấp nhân phẩm người phạm tội mà nhằm tạo điều kiện để họ được cải tạo trở thành người có ích cho xã hội, sống lương thiện.

+ Luật Hình sự Việt Nam có nhiều quy định nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo như quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, quy định về miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo)...v.v...

+ Trong hệ thống hình phạt của Luật Hình sự Việt Nam có nhiều loại hình phạt khơng tước tự do như cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ... Bộ luật Hình sự đã quy định các hình phạt nghiêm khắc như tù chung thân, tử hình để đảm bảo tính răn đe, trừng phạt. Tuy nhiên, các hình phạt này cũng chỉ được phép áp dụng trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và phạm vi áp dụng cũng có giới hạn nhất định: hình phạt tù chung thân và tử hình khơng được phép áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, hình phạt tử hình khơng được phép áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang ni con nhỏ dưới 36 tháng tuổi...

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 37 - 38)