Tình thế cấp thiết

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 54 - 55)

b. Hiệu lực của BLHS

7.2.5.2. Tình thế cấp thiết

Khoản 1, Điều 23 - BLHS 2015 quy định: Tình thế cấp thiết là tình

thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà khơng cịn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Giống như các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự khác, người trong tình thế đó rơi vào trường hợp khơng thể tự lựa chọn cách ứng xử như trong các trường hợp thông thường. Việc gây thiệt hại của người thực hiện hành động trong tình thế cấp thiết là để nhằm bảo vệ và tránh một thiệt hại khác lớn hơn có thể xảy ra. Do đó, họ khơng có lỗi với hành vi gây thiệt hại của mình. Họ sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, cũng như phịng vệ chính đáng, mặc dù hành động trong tình thế cấp thiết là quyền của mỗi công dân, song quyền này cũng có những giới hạn, điều kiện nhất định để đảm bảo cho công dân thực hiện khơng vượt q quyền của mình, bởi lẽ “người có hành vi vượt quá yêu

cầu của tình thế cấp thiết sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh có cấu thành tội phạm thoả mãn các hành vi họ đã thực hiện” (Khoản 2,

Điều 23 - BLHS 2015).

Như vậy, theo cách hiểu của BLHS nước ta hiện nay, một hành vi được coi là hành động trong tình thế cấp thiết cần hội tụ đủ các dấu hiệu sau:

- Thứ nhất, về cơ sở phát sinh quyền hành động trong tình thế cấp thiết:

+ Người đang trong tình thế cấp thiết chỉ có quyền hành động khi có nguy cơ đang thực tế đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội cần được bảo vệ và để ngăn chặn nguy cơ đó chỉ cịn cách phải gây thiệt hại khác nhỏ hơn.

+ Biện pháp gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết chỉ được coi là hợp pháp khi khơng cịn biện pháp khác ngoài biện pháp gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Như vậy, trong tình thế cấp thiết nếu vẫn cịn biện pháp khác khơng gây thiệt hại mà vẫn có thể bảo vệ lợi ích đang bị đe doạ, thì việc gây thiệt hại là không cần thiết và hành động trong tình thế cấp thiết cũng khơng được đặt ra. Nếu cố tình gây thiệt hại trong trường hợp này, người gây thiệt hại đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Thứ hai, về việc so sánh thiệt hại gây ra và thiệt hại cần ngăn ngừa:

Trong tình thế cấp thiết, thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn. Việc so sánh hai loại thiệt hại này phải được xem xét cả về tính chất cũng như mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi những thiệt hại được đặt ra rất khó để cân, đo, đong, đếm chính xác được. Do đó, tuỳ vào từng vụ việc và hoàn cảnh khách quan, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét để quyết định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)