Đặc điểm của tội phạm

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 44 - 48)

b. Hiệu lực của BLHS

7.2.1.2. Đặc điểm của tội phạm

Tội phạm có đầy đủ đặc điểm của một hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên so với các loại hành vi vi phạm pháp luật khác (vi phạm pháp luật

hành chính, vi phạm pháp luật dân sự...), tội phạm có những đặc điểm đặc thù sau:

* Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm).

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy định là tội phạm vì bản thân nó có “tính nguy hiểm”.

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về khách quan có nghĩa là

gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Đây là các quan hệ xã hội gắn liền với lợi ích của Nhà

nước, mọi cơng dân và toàn xã hội và khi bị xâm hại, có thể làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội. Những quan hệ xã hội đó được quy định rất cụ thể tại Khoản 1 Điều 8 BLHS Việt Nam hiện hành. Bất kỳ một hành vi vi phạm các chuẩn mực chung của xã hội nào cũng có tính nguy hiểm, có nghĩa là có khả năng gây ra hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, so với các hành vi vi phạm khác, tội phạm có sự nguy hiểm cao hơn.

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không những là căn cứ quan trọng để phân biệt tội phạm với các loại vi phạm pháp luật khác mà còn là cơ sở để đánh giá tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, qua đó giúp cho việc cụ thể hóa trách nhiệm hình sự đối với chủ thể phạm tội một cách chính xác. Trong lĩnh vực hình sự, việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cần phải xem xét một cách tồn diện các yếu tố có liên quan như:

+ Tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại.

+ Tính chất của hành vi khách quan trong đó bao gồm cả phương pháp, thủ đoạn, cơng cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm, hồn cảnh thực hiện tội phạm.

+ Tính chất và mức độ thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội.

+ Tính chất và mức độ lỗi. + Động cơ, mục đích phạm tội. + Nhân thân người phạm tội.

+ Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội nơi tội phạm xảy ra.

* Tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự (Tính trái pháp luật hình sự của tội phạm)

Tính trái pháp luật hình sự là một dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Luật Hình sự của tất cả các nước trên thế giới. Trong Luật hình sự Việt Nam, một hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm

khi nó được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 thể hiện rất rõ điều này khi khẳng định “Tội phạm là

hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự...”

(Khoản 1 Điều 8) và “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình

sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự... Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 2).

Việc quy định tính trái pháp luật hình sự là một dấu hiệu của tội phạm không những là cơ sở pháp lý cho việc truy cứu tội phạm, đảm bảo cho cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm được thống nhất, tránh sự tuỳ tiện của các cơ quan tư pháp hình sự, mà cịn thúc đẩy các cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung luật theo sát với sự thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

* Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý (Tính có lỗi của tội phạm)

Lỗi được hiểu là là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Luật Hình sự Việt Nam khơng chấp nhận

hình thức quy tội khách quan, tức là không chấp nhận quy tội đối với một người mà chỉ căn cứ vào hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ chứ không xem xét hành vi đó có lỗi hay khơng. Chủ thể có một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là có lỗi khi ở trong điều kiện hồn cảnh có thể lựa chọn cách xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật nhưng chủ thể đó lại lựa chọn cách xử sử mà pháp luật hình sự cấm.

Nhiệm vụ của luật hình sự là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm, qua đó áp dụng hình phạt cho chủ thể tội phạm, vừa nhằm trừng trị người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, vừa nhằm mục đích cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Việc áp dụng hình phạt sẽ khơng đạt mục đích nêu trên, thậm chí cịn có tác dụng ngược lại nếu tội phạm được quy kết và hình phạt được áp dụng đối với người khơng có lỗi.

Nội dung cơ bản của lỗi được hợp thành bởi hai yếu tố cơ bản là: lý trí và ý chí. Sự kết hợp khác nhau giữa lý trí và ý chí tạo nên các hình

thức khác nhau của lỗi. Điều 10 và Điều 11, BLHS 2015 phân biệt về 4 hình thức lỗi, gồm:

+ Lỗi cố ý trực tiếp: Là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Lỗi cố ý gián tiếp: Là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Lỗi vơ ý vì q tự tin: Là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Là lỗi trong trường hợp người phạm tội khơng thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

* Tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện và phải bị xử lý hình sự (Tính bị truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự)

Đây là dấu hiệu quan trọng để xác định một hành vi nào đó có phải là tội phạm hay không và người thực hiện hành vi đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay khơng.

BLHS Việt Nam (1985, 1999 và 2015) chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về “người có năng lực trách nhiệm hình sự”. Tuy nhiên, trên cơ sở cách hiểu về “tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự” được định nghĩa trong Điều 21 BLHS 2015, đồng thời với quy định về “tuổi chịu trách nhiệm pháp lý hình sự” tại Điều 12 BLHS 2015 có thể hiểu:

Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hồn tồn có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và có khả năng điều khiển được hành vi của mình, đồng thời trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi đó đó.

Như vậy, để xác định được một người có năng lực trách nhiệm hình sự tại thời điểm thực hiện hành vi cần phải dựa vào các tiêu chí:

+ Về y học và tâm lý học: Người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người khơng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện; đồng thời có khả năng điều khiển được hành vi của mình.

Đối với trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác, Điều 13 BLHS 2015 khẳng định: “Người phạm tội trong tình

trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Trong trường hợp này, người phạm tội mặc dù trong tình

trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình song vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi phạm tội đã gây ra bởi lẽ: Trước khi sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác, người phạm tội hồn tồn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, song họ đã tự quyết định việc đưa mình vào trong tình huống sử dụng các chất kích thích đó dẫn đến trạng thái mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển được hành vi của mình sau khi sử dụng chúng.

+ Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự phải ở độ tuổi mà BLHS quy định phải chịu trách nhiệm hình sự. Xuất phát từ nhiệm vụ của Luật Hình sự và từ đặc điểm phát triển về tâm lý, thể chất của người Việt Nam, Luật Hình sự Việt Nam đã quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác). Ngoài ra, TNHS cũng được áp dụng đối với những người trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khi những chủ thể này phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 12 BLHS 2015.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)