Tác hại của tham nhũng đối với xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 90 - 91)

Tham nhũng không chỉ phát sinh ở trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai mà cịn có xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay ít có khả năng xảy ra tham nhũng như văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao hoặc trong một số chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách; cứu trợ cho đồng bào gặp thiên tai, xét duyệt cơng nhận di tích lịch sử, văn hố, thi đua khen thưởng, thậm chí cịn xảy ra ở một số cơ quan bảo vệ pháp luật, những cơ quan tượng trưng cho công lý và công bằng xã hội...

Các hành vi tham nhũng thường xâm phạm, làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, dẫn đến tha hố đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước. Trước những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi 31 Thanh tra Chính phủ, Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng dành cho giáo viên các

thực hiện hành vi tham nhũng, nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức, bất chấp việc vi phạm pháp luật và làm trái công vụ, lương tâm, hướng tới việc thu lợi bất chính32. Điều này cũng sẽ gây tác hại xã hội rất lớn nhất là khi chủ thể của tham nhũng là những người làm việc trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội - những người xây dựng đời sống tinh thần cho xã hội. Qua đó, tham nhũng dẫn tới việc mất niềm tin của nhân dân, gây ra nhiều bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam.

9.1.2. Khái quát chung về pháp Luật Phòng, Chống tham nhũng

9.1.2.1. Khái niệm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Nhận thức rõ tác hại và ảnh hưởng xấu của tham nhũng đối với quá trình phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định cơng tác phịng, chống tham nhũng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Theo đó, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cần được cụ thể hóa và ban hành làm cơ sở pháp lý cho việc phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng trong xã hội.

Mặc dù chưa có khái niệm chính thức về “phịng, chống tham nhũng”, tuy nhiên căn cứ vào nội dung của Luật Phòng, Chống tham nhũng hiện hành, có thể thấy rằng luật này quy định về các biện pháp để phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng. Như vậy, có thể hiểu phịng chống tham nhũng là các biện pháp mà nhà nước áp dụng để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng33

.

Từ cách hiểu nêu trên về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng, có thể hiểu một cách khái quát về pháp Luật Phòng, Chống tham nhũng như sau: Pháp luật về phòng, chống tham nhũng là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng trong đời sống xã hội, được thể hiện hoặc ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên biệt hoặc trong hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 90 - 91)