Phân loại tội phạm

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 48 - 49)

b. Hiệu lực của BLHS

7.2.2. Phân loại tội phạm

Trong khoa học pháp lý hình sự, việc phân loại tội phạm khơng những có ý nghĩa quan trọng trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình phạt chính xác, đúng người, đúng tội, mà còn là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và áp dụng đúng đắn các hoạt động tư pháp trong quá trình truy cứu và xét xử tội phạm.

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, Điều 9 BLHS 2015 đã phân loại tội phạm thành các loại như sau:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy

hiểm cho xã hội khơng lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức

độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

7.2.3. Đồng phạm

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 48 - 49)