Phòng vệ chính đáng

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 53 - 54)

b. Hiệu lực của BLHS

7.2.5.1. Phòng vệ chính đáng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 BLHS 2015: Phịng vệ chính

đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phịng vệ chính đáng khơng phải là tội phạm.

Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Khoản 2, Điều 22 BLHS 2015 trong trường hợp vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng (là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại), người có hành vi vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.

Chính vì vậy, việc tìm hiểu các dấu hiệu để xác định khi nào một hành vi chống trả lại sự tấn công, xâm hại của người khác được coi là phịng vệ chính đáng hết sức có ý nghĩa đối với xác định tội phạm và truy cứu TNHS. Theo cách hiểu của BLHS nước ta hiện nay, một hành vi được coi là phịng vệ chính đáng cần hội tụ đủ các dấu hiệu sau:

- Thứ nhất, đáp ứng đầy đủ các điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ, bao gồm:

+ Có sự tấn cơng nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật.

+ Sự tấn công xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác (là những quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ).

+ Sự tấn công phải đang hiện hữu, nghĩa là hành vi tấn công phải đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc.

- Thứ hai, mục đích phịng vệ là nhằm gạt bỏ sự tấn công, nghĩa là

- Thứ ba, về phạm vi phòng vệ, sự phòng vệ phải trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn công. Sự cần thiết của hành vi phòng vệ được đánh giá dựa trên các yếu tố: tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại; mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra; sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn cơng; tính chất, mức độ của phương pháp, phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn công đã sử dụng; thời gian, địa điểm xảy ra hành vi tấn cơng và phịng vệ; sức mạnh và khả năng phòng vệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 53 - 54)