Tác hại của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 89 - 90)

Tham nhũng có thể gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân. Nhiều vụ tham nhũng lớn, nghiêm trọng đã bị phát hiện và xử lý với giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát do tham nhũng lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỷ đồng nhưng số tài sản chứng minh và thu hồi được lại không nhiều. Trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển, mọi nguồn lực cần phải huy động tối

đa cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời phải nỗ lực thực hiện mục tiêu xố đói, giảm nghèo và các chính sách xã hội khác, việc lãng phí, thất thốt tài sản, tiền của, thời gian, công sức do tham nhũng gây ra cần được coi là một thứ tội ác phải đấu tranh và xử lý mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, cơng sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình như xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác... Nếu xét từng trường hợp một thì giá trị vật chất có thể khơng q lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong cuộc sống hàng ngày thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng31

.

Xem xét ở khía cạnh rộng hơn, tham nhũng cịn ảnh hưởng đến phân bố nguồn lực kinh tế của quốc gia, giảm thu hút đầu tư quốc tế, phân phối tài năng con người, làm vẩn đục môi trường kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, làm nản lòng các nhà đầu tư, làm yếu đi tác động tích cực của cạnh tranh trong kinh tế thị trường đồng thời làm ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế và cải cách thể chế của nhà nước, ảnh hưởng đến phân hóa thu nhập và công bằng xã hội...

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 89 - 90)