Quan niệm về nguồn của luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 39 - 40)

b. Cá nhân hoặc tổ chức phạm tội (người phạm tội)

7.1.3.1. Quan niệm về nguồn của luật hình sự Việt Nam

Nguồn của Luật Hình sự có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, nguồn của luật hình sự là một khái niệm bao gồm tất cả các hình thức pháp luật (tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật...) hàm chứa những căn cứ pháp lý khơng những có giá trị trực tiếp đối với việc xác định tội phạm, trách nhiệm pháp lý và hình

phạt, mà cịn có ý nghĩa đối với toàn bộ quá trình thiết kế, thực hiện chính sách hình sự và pháp Luật Hình sự của Nhà nước (từ khâu lập pháp hình sự cho đến áp dụng pháp Luật Hình sự của các cơ quan tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng hình sự, cũng như đối với việc xây dựng và củng cố ý thức pháp luật của mọi công dân...). Theo nghĩa này, nguồn của Luật Hình sự Việt Nam rất rộng bao gồm các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản dưới luật có liên quan đến pháp luật hình sự; các văn bản của các cơ quan tư pháp hình sự, (như các văn bản hướng dẫn, đánh giá, tổng kết...); các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hình sự mà Việt Nam có tham gia hoặc ký kết...

Tuy nhiên, đa số các tài liệu nghiên cứu hiện nay cũng như các giáo trình về luật hình sự ở Việt Nam hiện nay đều đề cập tới nguồn của Luật Hình sự Việt Nam trong phạm vi nguồn văn bản với nghĩa hẹp. Theo nghĩa này, nguồn của Luật Hình sự chỉ bao gồm những căn cứ trực tiếp tạo cơ sở cho việc xác định tội phạm và áp dụng hình phạt. Những căn cứ này được xác định trong một nguồn duy nhất đó chính là Bộ luật Hình sự. Cách hiểu về nguồn của Luật hình sự Việt Nam như vậy có xuất phát điểm chi phối bởi các quy định mang tính nguyên tắc của BLHS. Cả BLHS 1999 trước đây và BLHS 2015 hiện nay đều nêu ra quan điểm:

“Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” (Khoản 1, Điều 2 - BLHS 2015). Khái niệm về tội

phạm trong các BLHS 1999, 2015 cũng nêu ra: “Tội phạm là hành vi

nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS...” (Khoản 1, Điều 8 -

BLHS 2015).

Như vậy, khi đề cập nguồn văn bản của Luật Hình sự Việt Nam, trong phạm vi của chương này, giáo trình sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến Bộ luật Hình sự với tư cách là nguồn theo nghĩa hẹp của Luật Hình sự Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 39 - 40)