Khái niệm và đặc điểm của hình phạt

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 55 - 57)

b. Hiệu lực của BLHS

7.3.1. Khái niệm và đặc điểm của hình phạt

Khái niệm về hình phạt được BLHS 2015 quy định tại Điều 30 như sau:

“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”

Theo khái niệm này, hình phạt có một số đặc điểm sau:

* Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước.

Trong khoa học pháp lý, những ngành luật khác nhau sẽ có các biện pháp cưỡng chế khác nhau do Nhà nước quy định phù hợp với đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó. Trong tất cả các biện pháp cưỡng chế đó, các biện pháp cưỡng chế trong lĩnh vực hình sự được gọi

là hình phạt và có tính nghiêm khắc nhất, bởi lẽ loại hậu quả pháp lý này

phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm. Ví dụ, hành vi vi phạm giao thơng nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì chỉ bị xử phạt

hành chính do tính nguy hiểm của hành vi còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn, có thể bị coi là tội phạm và vì thế phải chịu những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc hơn, tức là có thể bị áp dụng hình phạt.

Do các hành vi phạm tội có sự đa dạng về cấp độ nguy hiểm, cho nên có nhiều loại và mức hình phạt khác nhau tương ứng với tính nguy hiểm của từng hành vi phạm tội cụ thể. Hành vi phạm tội có tính nguy hiểm càng cao thì hình phạt càng nghiêm khắc.

Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ nó có thể tước đi những giá trị nhân thân quý giá nhất của con người như: sự tự do thân thể và tính mạng. Hình phạt cịn để lại hậu quả pháp lý (án tích) đối với người bị kết án trong một thời gian nhất định theo luật định.

* Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Do hình phạt là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước, khi áp dụng nó có thể tước bỏ hoặc hạn chế các quyền và lợi ích của người phạm tội, ảnh hưởng rất lớn đến số phận của họ, vì vậy để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, tránh tuỳ tiện trong áp dụng, hình phạt phải được quy định trong BLHS. Khái niệm về hình phạt tại Điều 30 BLHS 2015 đã cho thấy rõ sự quán triệt yêu cầu này trong việc quy định và áp dụng hình phạt ở nước ta. Ngồi ra, Khoản 1 Điều 50 BLHS 2015 cũng khẳng định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này...”

Trong BLHS, hình phạt được quy định ở cả phần chung và phần các tội phạm cụ thể. Phần chung quy định khái niệm, mục đích, hệ thống hình phạt và các vấn đề có liên quan đến việc quyết định hình phạt. Phần các tội phạm cụ thể quy định các loại và mức hình phạt cụ thể cho từng hành vi phạm tội.

* Hình phạt phải do Tòa án áp dụng đối với chủ thể phạm tội.

Xuất phát từ nguyên tắc hiến định “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật” (Khoản 1, Điều 31 -

giữa hình phạt với các loại chế tài khác (như chế tài hành chính, chế tài dân sự hoặc chế tài kỷ luật) là: Loại chế tài này chỉ do Toà án quyết định áp dụng thông qua bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với chủ thể phạm tội. Điều này được thể hiện rõ trong nội dung của khái niệm về hình phạt được quy định tại Điều 30, BLHS 2015: “Hình phạt... do Tịa án

quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội...”

Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi bổ sung 2014) đều khẳng định Tòa án “là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt

Nam” và “nhân danh nước CHXHCN Việt Nam xét xử các vụ án hình sự”. Thơng qua hoạt động xét xử, Tịa án xác định và kết luận tội phạm, đồng thời quyết định hình phạt được áp dụng cho chủ thể phạm tội trong bản án hình sự.

Khoản 1 Điều 50 BLHS 2015 đã quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tịa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhấc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Như

vậy, theo quy định này, khi quyết định hình phạt Tịa án (thơng qua Hội đồng xét xử) phải dựa vào những căn cứ sau đây:

+ Các quy định trong Phần quy định chung và Phần các tội phạm cụ thể trong BLHS;

+ Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; + Nhân thân người phạm tội;

+ Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 51, BLHS 2015); + Các tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 52, BLHS 2015).

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 55 - 57)