Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành công nghiệp có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Các nghiên cứu trong nước

về Việt Nam thực nghiệm trên thế giới và mối tương quan giữa chúng với CTV. Neelakantan Ramachandran & Khôi Nguyên (2006) chú trọng vào các loại DN SME tại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu có tổng cộng 558 DN, trong đó có 176 DN nhà nước và 382 DN tư nhân. Bằng phương pháp nghiên cứu là phỏng vấn các nhà quản lý, quản trị và lãnh đạo của DN đồng thời kết hợp với thu thập thông tin số liệu, dữ liệu BCTN từ năm 1998 đến 2001 để tính tốn cho các nhân tố, cụ thể tám nhân tố như sau: Tăng trưởng DN, TSCĐ trong nội bộ DN, rủi ro trong quá trình kinh doanh, khả năng sinh lời, quy mơ, sở hữu DN, quan hệ với ngân hàng, mạng lưới. Kết quả: tăng trưởng, rủi ro trong q trình kinh doanh, quy mơ DN, sở hữu DN, quan hệ với ngân hàng, tổ chức tài chính khác có quan hệ tỷ lệ thuận với CTV của DN. Những nhân tố: tài sản hữu hình có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ và tỷ số nợ ngắn hạn của DN. Trong khi đó, nhân tố khả năng sinh lời có tác động tỷ lệ nghịch đến tỷ số nợ và CTV nợ ngắn hạn của DN. Nhân tố tăng trưởng tương quan thuận với CTV ngắn hạn trong khi nhân tố tài sản cố định quan hệ ảnh hưởng nghịch với CTV. Ngoài ra, CTV tương quan thuận với quy mơ DN, rủi ro trong q trình kinh doanh, tạo dựng quan hệ (với ngân hàng và đối tác). Các DN có cổ đơng sở hữu lớn là nhà nước thì có CTV nợ cao hơn hẳn so với những DN có cổ động sở hữu ngồi khác.

Carmina Cortes và Albin Berggren (2001) xem xét CTV của 752 doanh nghiệp khối dân doanh từ năm 1995 đến 1996. Kết quả: quy mô, năng lực quan hệ tương quan thuận với tổng nợ và nợ ngân hàng, nghịch chiều với nguồn tự tài trợ nội bộ; Tấm chắn thuế bằng nợ tương quan thuận với tỷ lệ nợ ngân hàng; Lợi nhuận, quy định thể chế nghịch chiều với đòn bẩy nợ; Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp có tỷ lệ nợ cao hơn. Nghiên cứu khơng tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thâm niên hoạt động và kỹ năng quản lý với đòn bẩy nợ.

Nghiên cứu Hidenobu Okuda và Lại Thị Phương Nhung (2010) phân tích 211 DN niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX cho giai đoạn 2006-2008 rút ra một số kết luận. Trước hết, quy mô, tấm chắn thuế bằng nợ, tài sản cố định hữu hình

tương quan cùng chiều với địn bẩy nợ. Nhân tố lợi nhuận, quỹ giữ lại tương quan nghịch chiều với đòn bẩy nợ do DN. Nhân tố lợi nhuận, quỹ giữ lại tương quan nghịch chiều với tỷ lệ nợ và nợ ngắn hạn, còn nhân tố tăng trưởng nghịch chiều với tỷ lệ nợ dài hạn. Thứ hai, tài sản thế chấp là nhân tố hàng đầu để huy động nợ dài hạn. Thứ ba, DN Nhà nước có ưu thế hơn khu vực dân doanh trong việc đi vay nợ dài hạn, nợ ngân hàng nhờ bảo trợ ngầm hoặc cơng khai của chính phủ và các mối quan hệ truyền thống với khối ngân hàng quốc doanh. Thứ tư, việc sử dụng đòn bẩy nợ của DN Nhà nước không dựa nhiều vào động cơ tiết giảm thuế như ở DN khác. Tuy nhiên, nghiên cứu khơng tìm thấy bằng chứng rõ ràng về vấn đề tỷ lệ nợ ở khối DN này cao hơn so với loại hình dân doanh.

Nghiên cứu của các tác giả Dzung Nguyen, Ivan Diaz – Rainey và Andros Gregoriou vào đầu năm 2012 với đề tài “Sự phát triển tài chính và các cấu thành của CTV tại Việt Nam”. Dữ liệu gồm 116 DN niêm yết phi tài chính trên hai SGDCK TP.HCM và Hà Nội trong giai đoạn 2007-2010. Kết quả: nghiên cứu cho rằng mặc dù thị trường chứng khốn Việt Nam có tăng về quy mơ và CTV dài hạn có tăng lên, nhưng cơ bản thì các DN niêm yết vẫn cịn lệ thuộc vào nguồn nợ vay ngắn hạn. Ngoài ra, các DN mà có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước cao vẫn tiếp tục hưởng lợi thế tiếp cận nguồn vốn vay, và các DN tăng trưởng nhanh vẫn chủ yếu trông cậy vào nguồn vay, chứ phát hành cổ phần khơng đóng góp đáng kể cho nhu cầu vốn đầu tư phát triển của DN.

Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012), về nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các CTCP ngành bất động sản với 7 nhân tố . Dữ liệu được lấy trong 5 năm giai đoạn 2007-2011 của 13 DN ngành bất động sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 nhân tố ảnh hưởng đến CTV là tỷ suất nợ là quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ GVHB. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô, hiệu quả kinh doanh và đặc điểm riêng của tài sản có tương quan ngược với CTV, trong khi tốc độ tăng trưởng lại tương quan cùng chiều với CTV. Tuy nhiên bài nghiên cứu không đi sâu vào cơ cấu nợ vốn, mẫu thực hiện trong phạm vị nhỏ lẻ, không bao quát đại diện cho ngành

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành công nghiệp chế tạo niêm yết trên HOSE” của Võ Thị Thúy Anh và Bùi Phan Nhã Khanh (năm 2012), dữ liệu từ báo cáo tài chính của 55 doanh nghiệp từ năm 2007-2011. Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính bao gồm: quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, cấu trúc tài sản, tốc độ tăng trưởng. Các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nợ vay ngắn hạn cao và dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản cố định. Quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh khoản và tăng trưởng của tài sản có tác động tích cực đến tỉ suất nợ nhưng hiệu quả doanh nghiệp lại có tác động nghịch.

Cường và Cành (2012) nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam (SEA) giai đoạn 2005-2010. Tổng số quan sát là 552, bao gồm 301 và 251 cho các mơ hình áp dụng cho các DN duy trì tỷ lệ nợ trên 59,27% (OSEAs) và dưới 59,27% (LSEAs) tương ứng. Kết quả cho thấy mơ hình ảnh hưởng cố định thích hợp hơn so với mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. Theo đó, cấu trúc vốn cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm DN này. Đối với cả hai nhóm DN, quy mơ doanh nghiệp có tương quan dương đối với địn bẩy tài chính, tài sản hữu hình có mối tương quan âm với địn bẩy tài chính. Chúng là những nhân tố quyết định quan trọng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Đối với LSEAs, lợi nhuận và tính thanh khoản là yếu tố quyết định quan trọng về cấu trúc vốn. Trong khi đó, chi phí lãi vay là yếu tố quyết định quan trọng cho OSEAs. Liên quan đến tác động mang tính tương tác, tài sản hữu hình và chi phí lãi vay là những nhân tố quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt trong cấu trúc vốn giữa OSEAs so với LSEAs. Những phát hiện của nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và lý thuyết trật tự phân hạn.

Nghiên cứu c ủ a Đặng Thị Thu Hiền (2012), tác giả giải thích mối quan hệ của 8 nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng ba chỉ số về nợ: tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn và tỷ lệ tổng nợ để đo lường địn bẩy tài chính của các DN. Bằng phương pháp thống kê mơ tả kết hợp phương pháp bình phương bé nhất (OLS) tác

giả chạy mơ hình hồi quy đa biến và tìm ra được năm biến có ý nghĩa thống kê đối với tỷ lệ nợ ngắn hạn: tài sản hữu hình, rủi ro kinh doanh, quy mơ DN, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán; bốn nhân tố có ý nghĩa thống kê đối với tỷ lệ nợ dài hạn: tài sản hữu hình, rủi ro kinh doanh, quy mơ DN, khả năng sinh lời; và ba nhân tố có ý nghĩa thống kê đối với tỷ lệ tổng nợ trên TTS: quy mô DN, khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn. Cụ thể: nhân tố quy mơ có quan hệ đồng biến với địn bẩy tài chính, các nhân tố cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và nhân tố tài sản hữu hình có quan hệ nghịch biến với địn bẩy tài chính DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành công nghiệp có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)