Các gợi ý hoàn thiện CTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành công nghiệp có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.2 Các gợi ý hoàn thiện CTV

5.2.1 Về phía các DN.

Từ kết quả ảnh hưởng các nhân tố thơng qua nghiên cứu thực nghiệm có tác động đến CTV của các DN ngành Cơng nghiệp được niêm yết trên HOSE và tình hình thực tế tác giả có một số ý kiến về vấn đề CTV cho DN của các ngành Công nghiệp như sau:

Đầu tiên, bài nghiên cứu cho thấy quả hoạt động kinh doanh và CTV của

DN có tương quan âm với nhau. Kết quả tương quan của nhân tố này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Khi mà các DN nên cân nhắc, sử dụng nguồn vốn nội bộ của mình như thế nào cho hợp lý khi có nhu cầu cần đầu tư. Trong tình trạng thực tế khó khăn, vấn đề nợ vay đang gặp nhiều rào cản vơ hình lẫn hữu hình từ phía các

định chế tài chính và triển vọng kinh doanh khó nắm bắt như hiện nay, việc DN nên sử dụng nguồn vốn nội bộ của mình là ưu tiên nhất, là thiết thực và hợp lý, giúp ổn định hoạt động kinh doanh và duy trì được lợi ích giá trị lành mạnh, lâu dài.

Thứ hai, kết quả tìm thấy mối tương quan dương giữa CTV với tốc độ tăng

trưởng. Rõ ràng rằng, khi quyết định chọn nguồn vốn tài trợ bên ngồi, thì DN phải có kế hoạch tăng trưởng ngắn và dài hạn trong tương lai nhằm đảm bảo việc trả nợ dễ dàng. Trong thời gian qua, dưới tác động của cuộc khủng hoảng có thời điểm lãi suất cho vay lên trên 20%/năm, do đó nếu khơng cẩn trọng cân nhắc giữa vấn đề vay nợ và hiệu quả sử dụng vốn thì việc gia tăng vốn vay sẽ gây thêm nhiều áp lực cho DN, thậm chí có thể lâm vào tình trạng phá sản.

Thứ ba, có mối tương quan âm giữa CTV đối với tính thanh khoản của DN.

Điều này một lần nữa gợi ý DN trước khi quyết định vay nợ nên tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của DN mình. Nếu DN có nhiều tài sản thanh khoản thì nên phát huy thế mạnh này của mình: đẩy mạnh hoạt động bán hàng, giải phóng hàng tồn kho, phát triển thị trường, thúc đẩy việc thu hồi cơng nợ của các đối tác… Chỉ có tự mình đứng vững bằng thực lực của mình thì mới có thể tồn tại bền vững và lâu dài trong nền kinh tế đầy biến động và khó khăn như hiện nay.

Các DN cũng cần xem xét đến các yếu tố như: quy mô DN, cơ cấu tài sản, thuế, tuổi, hình thức sở hữu và vị trí địa lý trước khi ra quyết định. Các yếu tố này là đại diện cho tổng hợp các khía cạnh khác nhau có liên quan đến tình hình chung của DN và việc xem xét đầy đủ các yếu tố là cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.

Nhìn nhận nền kinh tế là một thực thể động, liên tục vận động và phát triển. Từ đó, các DN cần chủ động cập nhật các diễn biến mới, lý thuyết mới, tình hình phát triển mới của các vấn đề kinh tế để bảo vệ chính DN của mình, ví dụ vấn đề rủi ro: các tiêu chí nhìn nhận, đánh giá và giảm thiểu tác hại…

Xây dựng cơ chế quản trị hiệu quả: từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, hơn lúc nào hết vấn đề quản trị rủi ro đã được nhắc đến thường xuyên và thận trọng hơn. Theo đó, có cái nhìn khách quan và thực tế đối với vấn đề rủi ro kinh

tế, từ đó có các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động của rủi ro, xây dựng chính sách, chiến lược và quy trình quản trị rủi ro.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành nhằm phát hiện nhanh chóng, kịp thời các rủi ro tiềm ẩn; minh bạch hóa thơng tin kế tốn, tài chính và quản trị; chuẩn hóa hệ thống kế tốn nội bộ.

5.2.2 Về phía các kế tốn quản trị viên

Thơng tin mà bộ phận kế tốn nói chung, trong đó kế tốn quản trị viên của DN nói riêng cung cấp thơng tin cho tồn nội bộ DN không phải là thông tin tài chính riêng lẻ đơn thuần, vì trước khi cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, quản trị và lãnh đạo của DN để ra quyết định chiến lược hoạt động kinh doanh không bị sai lầm thì kế tốn quản trị viên cần phải biết rõ nội dung, mục đích và mức độ tác động ảnh hưởng của những thơng tin đó như thế nào.

Điều này góp phần làm cho vai trị tham mưu bên cạnh các chức năng khác của kế toán quản trị viên trở nên quan trọng hơn hết trong việc duy trì CTV tối ưu sao cho thích hợp nhất cho DN. Kế tốn quản trị viên cũng đồng thời là người bên cạnh cung cấp các điều kiện trợ giúp nhà quản trị, nhà quản lý và lãnh đạo của DN quyết định tỷ lệ CTV thích hợp giữa nợ vay DN và nguồn lực về vốn duy trì hoạt động kinh doanh và đầu tư dự án của DN, đồng thời tư vấn cho các nhà quản trị DN về các cách huy động vốn như thế nào với chi phí ít nhất một cách tối ưu cho DN ( đi vay nợ tín dụng từ các tổ chức tín dụng hoặc DN tự tìm nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu…).

5.2.3 Về phía nhà nước.

Để các DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ổn định ngồi sự nỗ lực của chính các DN thì cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước phải tạo một môi trường kinh tế ổn định, môi trường kinh doanh thơng thống, lành mạnh, từ đó tạo chất xúc tác cho hoạt động của DN.

Tận dụng sự bất cân xứng thơng tin bên trong và bên ngồi, các DN đã đưa ra các thông tin chưa đầy đủ và chính xác khi phát hành cổ phiếu, che giấu các thơng tin bất lợi, thổi phồng các thơng tin có lợi, các cơ quan truyền thông cung cấp

thông tin sai lệch, các trung gian tài chính cung cấp và xử lý thơng tin khơng chính xác… tình trạng này dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư khơng chính xác, gây cung cầu ảo bóp méo tín hiệu thị trường gây thiệt hại và nản lòng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu khắc phục vấn đề này. Việc xử lý các vi phạm công bố thông tin của các cơ quan quản lý còn nhẹ dẫn đến tâm lý chay lì của DN, khả năng giám sát các DN niêm yết của các cơ quan quản lý cũng là một tồn tại cần được cải thiện.

Vì thế, chính phủ cần phải có các chính sách siết chặt việc cơng bố thông tin của các DN niêm yết, bảo đảm trung thực, kịp thời. Tăng cường khả năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán. Xử lý kịp thời, nghiêm khắc với các chế tài bảo đảm tính răn đe cao. Quy định mới đưa ra tháng 10/2011 xử lý đến cấp cá nhân khi có vi phạm cơng bố thơng tin là hợp lý nhưng cần phải có cơ chế giám sát để các quy định như vậy được thực thi triệt để, cung cấp thêm cho các cơ quan giám sát thị trường chứng khoán và các cơ quan quản lý tài chính cơng cụ để quản lý và giám sát; cung cấp thông tin để cho phép các nhà đầu tư kiểm soát và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, góp phần cho thị trường hoạt động ổn định hơn, trung thực hơn.

Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Điều mà các DN quan tâm hiện nay là vấn đề chính sách, các chính sách phải thật rõ ràng thì DN mới định hướng được. Những nhùng nhằng trong chính sách sẽ cản trở kế hoạch của DN, sẽ khó định hướng trong cả kế hoạch sản xuất lẫn kế hoạch về vốn và huy động vốn.

Vì vậy chính phủ cần sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ các chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo các nguyên tắc thị trường. Tránh sử dụng các biện pháp hành chính làm méo mó hoạt động của thị trường.

Chính sách thuế thu nhập đối với DN cần phải tạo điều kiện cho DN tích lũy để tái đầu tư, đồng thời tạo được động lực kích thích DN sử dụng vốn có hiệu quả. Các DN xây dựng đã không đặt mối quan tâm tới thuế trong quyết định về CTV

chứng tỏ chính sách thuế thu nhập DN hiện tại chưa đáp ứng được những mong đợi này, vì vậy cần có sự cải cách về chính sách thuế thu nhập DN.

Với cách chính sách hỗ trợ và phát triển DN, cần có sự phân biệt mức độ ưu tiên giữa các DN khơng hiệu quả và DN có hiệu quả. Cần ưu tiên vốn cho những DN làm ăn tốt, không nhất thiết phải hạn chế tín dụng với các DN này ngay trong cả thời kỳ thắt chặt tín dụng để chống lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành công nghiệp có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)