Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành công nghiệp có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp công nghiệp

Công nghiệp, là một phần lớn trong nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh , dịch vụ cho nhu cầu cuộc sống trong sinh hoạt. Ngành cơng nghiệp có cấu trúc vốn riêng và tầm quan trọng của cấu trúc vốn đối với ngành. Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. có vai trị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế, mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của tồn xã hội. Cơng nghiệp cịn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phịng. Khơng một ngành kinh tố nào lại khơng sử dụng các sản phẩm của công nghiệp. Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (khoáng sản, khai thác rừng, thủy sản...), điện lực, luyện kim. chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm... Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.

Cấu trúc vốn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp, vì vậy khơng có một CTV tối ưu nào chung nhất cho tất cả các doanh nghiệp, từ đó cho thấy rằng đặc điểm ngành nghề mà doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh cũng cho thấy nhiều hiển thị sự khác biệt về CTV. Trong nền kinh tế, có thể phân làm 6

loại hình doanh nghiệp cơ bản: doanh nghiệp kinh doanh theo lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng, vận tải và các doanh nghiệp khác..Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm khác nhau, vd như thương mai dịch vụ có nợ chiếm tỷ trọng ít, vốn lưu chuyển nhanh làm cho cấu trúc vốn thay đổi liên tục trong thời gian ngắn. Mặc khác, đặc trưng của ngành công nghiệp so với các ngành khác được xem là nhóm ngành sử dụng nhiều nợ vay nhất, thời gian của nợ thường rất dài. Do trong doanh nghiệp ngành công nghiệp sử dụng nợ vay thường để nhập khẩu và mua nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Và các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, phải ứng ra nguồn vốn lớn dẫn đến những rủi ro trong kinh doanh, chính vì vậy doanh nghiệp nghiệp ngành cơng nghiệp rất muốn tìm ra được một cấu trúc vốn hợp lý nhất cho doanh nghiệp của họ để giảm thiểu rủi ro và phát huy tối đa những hiệu quả mà nợ và vốn mang lại trong kinh doanh.

Cấu trúc vốn của DN ngành công nghiệp cũng được tạo thành từ các khoản nợ và chứng khoán vốn, đại diện bởi nợ dài hạn, cổ phiếu ưu đãi... Tỷ lệ CTV tăng theo thời gian cho thấy rằng một DN đang tài trợ cho hoạt động của mình ngày càng nhiều hơn thông qua các chủ nợ thay vì sử dụng các nguồn lực của chính mình và nó có gánh nặng lãi suất cố định tương đối cao hơn đối với tài sản của mình. Có thể có nhiều yếu tố của cấu trúc vốn ngành công nghiệp, là yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Do đó CTV có sự thay đổi đáng kể giữa ngành này sang ngành khác và thậm chí giữa các DN trong một ngành, xác định các yếu tố và phân tích cẩn thận các thuộc tính cụ thể của ngành cơng nghiệp trước khi cố gắng đạt được cái gọi là cấu trúc vốn tối ưu. Cấu trúc vốn thích hợp của DN ngành công nghiệp được đảm bảo duy trì giá trị của DN trong mơi trường doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành công nghiệp có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)