CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.1 Tổng hợp những kết quả nghiên cứu
Qua kết quả hồi quy của đề tài cho thấy tỷ lệ nợ của các DN ngành Công nghiệp TP.HCM niêm yết khá cao, trong đó tỷ lệ nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ dài hạn. Điều đó cũng cho thấy nhu cầu vay vốn của các DN khá cao đặc biệt là vốn ngắn hạn. Có thể lý giải trên thực tế các DN ngành Công nghiệp TP.HCM được niêm yết thiên hướng cần vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Bài nghiên cứu đã phân tích các nhân tố tác động đến CTV của các DN ngành Công nghiệp được niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM: quy mô DN, cơ cấu tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, tính thanh khoản, thuế, tuổi, vị trí địa lý và hình thức sở hữu dựa trên nguồn số liệu thu thập từ báo cáo tài chính trong 3 năm (2016-2018) của 104 DN.
Quy mô DN (SIZE) tỷ lệ thuận (+) với TLEV, trong khi lại tỷ lệ nghịch (-)
với LLEV. Kết quả này hàm ý rằng DN có càng lớn thì có xu hướng giảm nợ dài hạn. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi CTV và nghiên cứu thực nghiệm.
Cơ cấu tài sản (TANG) tỷ lệ thuận (+) với LLEV, DN có tỷ lệ tài sản cố định
càng cao thì càng sử dụng nợ dài hạn nhiều, tài sản cố định lúc này đóng vai trị như là tài sản thế chấp. Cơ cấu tài sản tỷ lệ nghịch (-) với SLEV, kết quả này không phù hợp với lý thuyết đã đưa ra, kết quả cho thấy là nợ ngắn hạn có xu hướng ít nếu DN có TSCĐ nhiều hơn. Và TLEV cũng tỷ lệ nghịch (-) với cơ cấu tài sản với mức ý nghĩa thống kê trên 95%.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) tuong quan (-) với TLEV, SLEV và
cả LLEV. Nghĩa là các DN lợi nhuận càng cao thì sử dụng nợ càng ít đi. Kết quả này phù hợp theo lý thuyết trật tự phân hạng, các DN hoạt động có lãi sẽ thiên hướng về sử dụng vốn nội bộ nhiều hơn là sử dụng vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài. Tuy nhiên, so với lý thuyết đánh đổi thì kết quả này khơng phù hợp.
nghiệm khác. Vậy các DN có tăng trưởng cao có xu hướng dùng nợ nhiều. Vì khi có cơ hội tăng trưởng, các DN thường xuyên tăng nợ để gia tăng lợi ích cũng như tận dụng được các cơ hội kinh doanh.
Tính thanh khoản (LIQUID) tỷ lệ nghịch (-) với TLEV, và SLEV. Vì những
DN này có thể sử dụng ngay những TSCĐ của mình phục vụ cho đầu tư thay vì vay.
Thuế (TAX) tương quan nghịch (-) với TLEV, SLEV. Kết quả này không phù
hợp với lý thuyết CTV. Kết quả này đúng với thực tế bởi vì nếu các DN hoạt động có hiệu quả, có lãi nhiều thì thuế TNDN đóng góp cũng cao họ có thể sử dụng tiềm lực sẵn có để giảm CTV.
Tuổi (AGE) tỷ lệ thuận (+) với TLEV, SLEV có mức ý nghĩa thống kê trên 95%, cịn LLEV khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả hàm ý rằng DN có bề dày phát triển (tuổi DN cao) thì những khoản vay của họ sẽ tăng dần theo thời gian đi vay, do tăng cao chi phí vay.
Vị trí địa lý (LOCATED) và Hình thức sở hữu (OWNER) khơng có ý nghĩa thống kê với TLEV, SLEV và LLEV. Kết quả hàm ý rằng DN có vị trí đặt tại trung tâm hay ở ngoại thành, hình thức DN nào thì cũng khơng ảnh hưởng gì đến việc sử dụng các khoản vay.