Lý thuyết thời điểm thị trường (market timing theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành công nghiệp có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2 Các lý thuyết về cấu trúc vốn

1.2.6 Lý thuyết thời điểm thị trường (market timing theory)

Theo lý thuyết này, CTV hình thành từ những thành quả tích lũy của những lơi ích trong quá khứ nhằm chỉ ra “đúng” thời gian và thời điểm của nền kinh tế trong

thị trường hiện nay vốn để phát hành nợ hay cổ phần. Lý thuyết về CTV này dường như không khớp với các lý thuyết về CTV khác.

Có hai phiên bản khác nhau của lý thuyết này dẫn đến hai mơ hình CTV khác nhau. Đầu tiên là mơ hình CTV trong nghiên cứu Myers & Majluf (1984) tác động ảnh hưởng với các nhà đầu tư, nhà quản lý, CTV hợp lý và chi phí lựa chọn bất lợi thay đổi giữa các DN và giữa các thời điểm. Cùng quan điểm với các nghiên cứu này, Korajczk (1991) nghiên cứu về các DN có khuynh hướng phát hành cổ phần, cổ phiếu ra bên ngồi DN sau khi cơng bố thơng tin trên thị trường cho các nhà đầu tư, lý do được giải thích cho điều này vì nó có thể giảm bất cân xứng về thơng tin DN. Nghiên cứu khác của Bayless & Chaplinsky (1996) cho rằng việc DN phát hành cổ phần thường xảy ra xung quanh những thời điểm hiệu ứng thơng báo tương đối nhỏ hơn. Để giải thích lý thuyết cho nghiên cứu này, những biến động tạm thời được tính theo tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách của DN (market to book ratio) phải đo lường được những thay đổi trong lựa chọn bất lợi.

Phiên bản thứ 2 của lý thuyết thời điểm thị trường liên quan đến những nhà đầu tư (hoặc những nhà quản lý) không hợp lý và việc định giá sai (hoặc nhận thức về định giá sai) thay đổi theo thời gian. Những nhà quản lý, quản trị hay lãnh đạo DN phát hành cổ phần, cổ phiếu khi DN tin rằng chi phí của nó là khả năng thấp một cách hợp lý và tiến hành huy động mua lại cổ phần, cổ phiếu khi họ tin rằng chi phí của nó là bất ngờ sẽ cao một cách bất hợp lý. Tỷ lệ giá trị thị trường/ giá trị sổ sách được biết đến là mối liên quan hay tương quan với nhau theo một cách ngược chiều với những lợi nhuận, lợi ích mà cổ phần hay cổ phiếu đem lại trong tương lai và những lợi ích M/B cực đoan có mối tương quan ảnh hưởng đến những nhà đầu tư dự báo cực đoan, theo La Porta (1997). Nếu những nhà quản lý, lãnh đạo DN đang cố gắng khai thác những dự báo cực đoan, phát hành cổ phần ròng sẽ quan hệ đồng biến với tỷ lệ M/B.

Một điều quan trọng cần chú ý là phiên bản thứ 2 của lý thuyết này là nó khơng thật sự địi hỏi một thị trường thật sự hiệu quả. Lý thuyết không nêu ra những yêu cầu cần nhà quản lý, quản trị và lãnh đạo DN phải dự đốn thành cơng lợi nhuận cổ

phiếu. Có một giả thuyết quan trọng đơn giản là các nhà quản lý tin rằng họ có thể đốn đúng thời điểm thị trường. Trong khảo sát của Graham & Harvey (2001), những nhà CFO thừa nhận là đã cố gắng xác định đúng thời điểm thị trường, và hai phần ba những người đã xem xét việc phát hành cổ phần báo cáo rằng “cổ phần được định giá cao hay thấp một khoảng bao nhiêu” là một xem xét quan trọng. Bằng chứng của khảo sát này hỗ trợ cho giả thuyết cốt lõi của lý thuyết này được đề cập ở trên, các nhà quản lý, quản trị và lãnh đạo DN tự tin cho rằng mình có thể đốn “đúng” thời điểm của thị trường nhưng không phân biệt đâu được giữa việc định giá sai và bất cân xứng hoặc là nhận định sai lệch về thông tin trong các phiên bản của lý thuyết thời điểm thị trường.

Bằng chứng hỗ trợ cho phiên bản định giá sai là khi lợi nhuận dài hạn của cổ phiếu thấp thì thường phát hành cổ phần và lợi nhuận dài hạn cao thì thường mua lại cổ phần. Độ lớn của những hiệu ứng này cho thấy rằng những nhà quản lý nói chung thành cơng trong việc dự báo thời điểm thị trường vốn. Chẳng hạn như, Loughran & Ritter (1995) chỉ ra rằng lợi nhuận dài hạn bất thường của những người phát hành cổ phần, một cách đo lường độ lớn của việc tận dụng việc định giá sai, là một độ lớn hơn những tác động thơng tin báo hiệu cho bên ngồi thị trường biết về việc phát hành cổ phần hay cổ phiếu DN – một cách đo lường của việc tồn tại bất cân xứng về thông tin. Bằng chứng của Baker & Wurgler (2000) đã nghiên cứu, họ cho rằng nói chung các nhà phát hành cổ phần, cổ phiếu có thể xác định “đúng” thời điểm của chi phí vốn.

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành công nghiệp có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)