Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cảm nhận về trách nhiệm xã hội và lãnh đạo đạo đức đến ý định nghỉ việc vai trò trung gian của sự tham gia công việc và sự kiệt sức (Trang 27 - 33)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THÚT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Chaudhary (2017) “Trách nhiệm xã hội và Ý định nghỉ việc: kiểm tra dưới cơ chế tâm lý cơ bản”

- Mục tiêu của nghiên cứu: nhằm xác định tác động của cảm nhận về Trách nhiệm xã hội của nhân viên đến Ý định nghỉ việc của họ. Tác giả Chaudhary (2017) đã đề xuất Sự tham gia cơng việc là trung gian hịa giải cho mối quan hệ giữa Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội và Ý định nghỉ việc của nhân viên.

Cảm nhận về Trách nhiệm Xã hội

Sự tham gia cơng viêc

Ý định Nghỉ việc -

-

+

Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu của Chaudhary (2017)

- Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng được khảo sát là các chuyên gia kinh doanh sơ cấp, trung cấp và cao cấp làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong cả lĩnh vực công và tư nhân tại Ấn Độ. Việc khảo sát được thực hiện dưới cả hai hình thức: viếng thăm trực tiếp và thơng qua internet. Các giả thuyết nghiên cứu được tác giả sử dụng phương pháp hồi quy để kiểm định.

- Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu đã chứng minh tác động đáng kể của Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội của nhân viên đến Ý định nghỉ việc của họ thông qua Sự tham gia công việc.

Nghiên cứu của Laschinger và Fida (2014) “Một phân tích về ảnh hưởng của lãnh đạo đích thực đến Sự ngược đãi liên quan đến công việc, Sự kiệt sức và Ý định nghỉ việc”

- Mục tiêu nghiên cứu: ảnh hưởng của lãnh đạo chuyển đổi đến ngược đãi liên quan công việc (Work-related Bullying), sự kiệt sức và ý định nghỉ việc. Tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

Lãnh đạo xác thực

Sự kiệt sức

Ý định nghỉ việc Sự ngược đãi liên

quan cơng việc

-

+ +

-

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu của Laschinger và Fida (2014)

Nguồn: Laschinger và Fida (2014)

- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả thu thập dữ liệu khảo sát dựa trên danh sách 907 nữ y tá làm việc tại Ontario, Canada. Dữ liệu được thu thập 2 lần vào năm 2010 và 2011 để phân tích kết quả và so sánh với nhau. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được để phân tích dữ liệu. Thử nghiệm mơ hình được thực hiện đồng thời ở hai mẫu thu thập ở hai thời điểm khác nhau.

- Kết quả nghiên cứu: Kết quả của mơ hình cấu trúc tuyến tính xác nhận các giả thuyết về mối quan hệ giữa Lãnh đạo xác thực với Sự ngược đãi liên quan đến công việc và Sự kiệt sức, và lần lượt ảnh hưởng đến Ý định nghỉ việc của nhân viên. Kết quả nghiên cứu nêu bật vai trò quan trọng của lãnh đạo xác thực, cụ thể lãnh đạo càng được xem là lãnh đạo xác thực thì y tá càng ít có khả năng bị ngược đãi liên quan đến công việc và bị kiệt sức và từ đó càng ít có Ý định nghỉ việc.

Nghiên cứu của Azanza và cộng sự (2015) “Ảnh hưởng của lãnh đạo xác thực đến Ý định nghỉ việc”

- Mục tiêu nghiên cứu: kiểm tra mối quan hệ giữa nhận thức về lãnh đạo xác thực của nhân viên và Ý định nghỉ việc thông qua Sự tham gia công việc và nhận dạng nhóm làm việc (Work-group identification). Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

Lãnh đạo xác thực

Nhận dạng nhóm làm việc

Ý định nghỉ việc Sự tham gia cơng việc

+

- -

+ -

Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của Azanza và cộng sự (2015)

Nguồn: Azanza và cộng sự (2015)

- Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập từ 623 nhân viên làm việc tại Tây Ban Nha, theo nguyên tắc các nhân viên thuộc nhóm làm việc có cùng một nhà lãnh đạo (với nhóm ít nhất là 3 nhân viên cho mỗi quản lý). Các tác giả sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm tra các giả thuyết của mình để xem xét đồng thời các mối quan hệ đa dạng.

- Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã chỉ ra Lãnh đạo xác thực có tác động tiêu cực đến Ý định nghỉ việc và tác động tích cực đến Sự tham gia cơng việc và Nhận

dạng nhóm làm việc. Tương quan giữa Lãnh đạo xác thực và Ý định nghỉ việc đã được thể hiện một phần qua trung gian là Sự tham gia công việc.

Nghiên cứu của Shemueli và cộng sự (2015) “Sự Kiệt sức và Sự tham gia là trung gian cho mối quan hệ giữa đặc tính cơng việc và Ý định nghỉ việc”

- Mục tiêu nghiên cứu: xem xét các tác động trung gian của Sự kiệt sức và Sự tham gia công việc trong mối tương quan giữa Sự quá tải công việc và hỗ trợ xã hội với Ý định nghỉ việc. Mơ hình nghiên cứu được các tác giả đề xuất như sau:

Hỗ trợ xã hội Sự tham gia công việc

Ý định nghỉ việc Sự kiệt sức

-

Q tải cơng việc +

+

- -

+ -

Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu của Shemueli và cộng sự (2015)

Nguồn: Shemueli và công sự (2015)

- Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu bao gồm 316 y tá làm việc tại Uruguay và 502 y tá làm việc tại Tây Ban Nha. Tất cả các y tá được nhận một đường link và được yêu cầu hoàn thành khảo sát trực tuyến này. Cuộc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian một năm (từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012). Việc tham gia nghiên cứu là tự nguyện và ẩn danh để đảm bảo sự tin tưởng của người tham gia. Phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đã được sử dụng để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu đã được kiểm định riêng theo từng mẫu tại Uruguay và Tây Ban Nha.

- Kết quả nghiên cứu: Các tác giả đã chứng minh Sự Kiệt sức là yếu tố hòa giải đầy đủ cho mối quan hệ giữa Ý định nghỉ việc và Sự quá tải công việc. Trong khi Sự tham gia cơng việc là yếu tố hịa giải một phần mối tương quan giữa Ý định nghỉ việc và Hỗ trợ xã hội. Mặc dù mối quan hệ giữa Ý định nghỉ việc và Hỗ trợ xã

hội thông qua Sự tham gia cơng việc giảm đáng kể nhưng vẫn có ý nghĩa trong cả hai mẫu.

- Nghiên cứu của Shemuli và cộng sự (2015) tiếp tục khẳng định mối quan hệ giữa Ý định nghỉ việc với Sự tham gia công việc và Sự kiệt sức. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phát triển yếu tố mới tác động đến ý định nghỉ việc là Sự quá tải công việc và Sự hỗ trợ xã hội thông qua Sự tham gia công việc và Sự kiệt sức. Nghiên cứu này một lần nữa chứng minh cho nhận định của tác giả về giả thuyết các yếu tố về đạo đức như Trách nhiệm xã hội và Lãnh đạo đạo đức ảnh hưởng đến Ý định nghỉ việc thông qua Sự tham gia công việc và Sự kiệt sức là hồn tồn có khả năng.

Nghiên cứu của Lin và Liu (2017) “Xem xét ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội và Lãnh đạo đạo đức đến Ý định nghỉ việc”

- Mục tiêu nghiên cứu: xem xét ảnh hưởng của 2 yếu tố Trách nhiệm xã hội và Lãnh đạo đạo đức đến Ý định nghỉ việc của nhân viên. Mơ hình nghiên cứu của các tác giả:

Trách nhiệm xã hội

Lãnh đạo đạo đức Sự kiệt sức

Ý định Nghỉ việc Sự tham gia công

việc + + - - - +

Niềm tin vào năng lực bản thân

Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu của Lin và Liu (2017)

Nguồn: Lin và Liu (2017)

- Phương pháp nghiên cứu: 223 nhân viên ngân hàng tại Đài Loan được chọn tham gia khảo sát. Đầu tiên các tác giả sử dụng phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mơ hình và giả thuyết. Tiếp theo, các ảnh

hưởng của các biến điều tiết lên các mối quan hệ được các tác giả kiểm định bằng phân tích hồi quy.

- Kết quả nghiên cứu: kết quả kiểm định mơ hình giả thuyết xác nhận: Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực đến Sự tham gia công việc và ảnh hưởng tiêu cực đến Sự kiệt sức; Lãnh đạo đạo đức ảnh hưởng tích cực đến Sự tham gia cơng việc và tiêu cực đến Sự kiệt sức; Ý định nghỉ việc bị tác động tiêu cực bởi Sự tham gia công việc và bị tác động tích cực bởi Sự kiệt sức; Lãnh đạo đạo đức ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội và Sự Tham gia công việc; Chưa thể khẳng định Lãnh đạo đạo đức ảnh hưởng tích cực đến mối tương quan giữa Trách nhiệm xã hội và Sự Kiệt sức; Chưa thể khẳng định Niềm tin vào năng lực bản thân ảnh hưởng tiêu cực đến mối tương quan giữa Sự tham gia công việc và Ý định nghỉ việc; Niềm tin vào năng lực bản thân ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa Ý định nghỉ việc và Sự kiệt sức.

- Nghiên cứu của Lin và Liu (2017) là một trong những nghiên cứu đầu tiên trình bày về lý thuyết Ý thức bản thân hỗ trợ cho sự ảnh hưởng đồng thời của Trách nhiệm xã hội và Lãnh đạo đạo đức đến Ý định nghỉ việc của nhân viên. Vì các nghiên cứu trước đây tập trung chủ yếu vào nghiên cứu Ý định nghỉ việc ở các yếu tố không liên quan đến vấn đề đạo đức (ví dụ: sự hài lịng trong cơng việc, nhận dạng tổ chức, trao đổi giữa thành viên - lãnh đạo và cam kết tình cảm), do đó các khoảng cách nghiên cứu quan trọng được lấp đầy bởi nghiên cứu này. Ngoài ra, các tác giả thơng quan nghiên cứu này đã đóng góp cho các nghiên cứu về đạo đức kinh doanh bằng cách sử dụng lý thuyết bảo tồn nguồn lực của tác giả Hobfoll (1989) như một khung bao qt để giải thích các vai trị hịa giải Sự tham gia cơng việc và Sự kiệt sức. Sử dụng lý thuyết bảo tồn nguồn lực có thể hữu ích trong nghiên cứu đạo đức kinh doanh, bởi vì lý thuyết như vậy giúp các nhà nghiên cứu tập trung vào các nguồn lực tâm lý (chứ không phải là các nguồn lực hữu hình như tiền lương, công việc…) là nguồn lực ảnh hưởng rất nhiều đến Sự tham gia công việc và Sự kiệt sức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cảm nhận về trách nhiệm xã hội và lãnh đạo đạo đức đến ý định nghỉ việc vai trò trung gian của sự tham gia công việc và sự kiệt sức (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)