Tăng cường yếu tố Lãnh đạo đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cảm nhận về trách nhiệm xã hội và lãnh đạo đạo đức đến ý định nghỉ việc vai trò trung gian của sự tham gia công việc và sự kiệt sức (Trang 76 - 78)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.3. Một số Hàm ý quản trị

5.3.1. Tăng cường yếu tố Lãnh đạo đạo đức

Kết quả khảo sát tại bảng 5.1 cho thấy các nhân viên văn phòng đánh giá các thành phần của yếu tố Lãnh đạo đạo đức của nhân viên rơi vào khoảng từ 3 đến 4 điểm, điều này cho thấy các nhân viên mới chỉ cảm nhận được phần nào các thành phần của yếu tố Lãnh đạo đạo đức. Do đó để tăng cường yếu tố Lãnh đạo đạo đức trong doanh nghiệp, các lãnh đạo doanh nghiệp cần thể hiện rõ hơn các thành phần của yếu tố Lãnh đạo đạo đức nhằm giúp nhân viên có thể cảm nhận rõ hơn yếu tố này.

Bảng 5.1 Kết quả đánh giá các thành phần của yếu tố Lãnh đạo đạo đức

hiệu

Thang đo Giá trị

Trung bình

Sai số

LD1 Lãnh đạo của tơi lắng nghe nhân viên của mình 3.69 0.930 LD2 Trong cuộc sống cá nhân, Lãnh đạo của tơi là

một người có đạo đức

3.89 0.879

LD3 Lãnh đạo của tôi đưa ra quyết định công bằng và cân bằng

3.47 0.886

LD4 Lãnh đạo của tôi là một người đáng tin cậy 3.77 0.948 LD5 Lãnh đạo của tôi cho rằng thành công không

chỉ thể hiện bởi kết quả mà còn là cách thực hiện để đạt được kết quả

3.79 0.991

LD6 Khi đưa ra quyết định, Lãnh đạo của tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức

3.69 0.919

Nguồn: tác giả phân tích SPSS

Thứ nhất, Nhà lãnh đạo cần lắng nghe và hỗ trợ nhân viên nhiều hơn. Việc lắng nghe nhân viên sẽ giúp cho Nhà lãnh đạo hiểu hơn về nhân viên của mình cả trong cơng việc cũng như trong cuộc sống, nhờ đó nhà lãnh đạo hiểu được những khó khăn, vướng mắc của nhân viên đang gặp phải và có những giải pháp, phương án để hỗ trợ nhân viên vượt qua trở ngại hồn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, khi Nhà lãnh đạo lắng nghe và hỗ trợ nhân viên sẽ làm cho nhân viên cảm nhận được sự quan tâm của Nhà lãnh đạo và Nhà lãnh đạo trở nên đáng tin cậy hơn đối với nhân viên. Và để đáp lại Nhà lãnh đạo, Người nhân viên sẽ thể hiện ra sự tăng lên về động lực và hào hứng tham gia vào công việc hơn. Đồng thời, khi được chia sẻ những khó khăn, áp lực người nhân viên sẽ giảm bớt nguy cơ bị kiệt sức.

Thứ hai, Nhà lãnh đạo cần đưa ra những quyết định công bằng và cân bằng. Kết quả khảo sát cho thấy thành phần này có điểm số thấp nhất trong các thành phần của yếu tố lãnh đạo đạo đức. Điều này chứng tỏ đối với nhiều nhân viên các quyết định mà lãnh đạo của họ đưa ra chưa thực sự cơng bằng và cân bằng. Do đó,

để nâng cao thành phần này trong q trình ra quyết định, Nhà lãnh đạo có thể tham khảo một số gợi ý như sau:

- Đầu tiên, trước khi đưa ra quyết định Nhà lãnh đạo cần thu thập tất cả các thông tin liên quan đến vấn đề cần ra quyết định, đặc biệt là các thông tin liên quan đến kết quả/hậu quả có khả năng sẽ xảy ra khi quyết định được đưa ra. Với sự đầy đủ về thông tin, quyết định mà Nhà lãnh đạo sẽ đưa ra đảm bảo công bằng và cân bằng hơn đối với nhân viên.

- Tiếp theo, sau khi đưa ra quyết định Nhà lãnh đạo nên chia sẻ với nhân viên của mình về cơ sở đưa ra quyết định, điều này sẽ giúp nhân viên thấu hiểu và nhận thức được sự công bằng và cân bằng trong quyết định của lãnh đạo. Thứ ba, Nhà lãnh đạo cần nhất quán trong việc thể hiện phong cách lãnh đạo đạo đức trong cuộc sống cá nhân, trong quá trình ra quyết định và trong cả việc đánh giá kết quả công việc. Việc thể hiện phong cách lãnh đạo đạo đức một cách nhất quán sẽ giúp cho nhân viên dễ dàng nhận thức được giá trị đạo đức từ Nhà lãnh đạo cũng như hiểu được tầm quan trọng của giá trị đạo đức mà Nhà lãnh đạo nói riêng cũng như tổ chức nói chung đang kỳ vọng. Từ đó nhân viên sẽ có những quan điểm, thái độ và hành vi đúng đắn, phù hợp với giá trị đạo đức của doanh nghiệp, điều này giúp nhân viên tham gia công việc chủ động hơn và giúp họ giảm bớt nguy cơ kiệt sức và thơng qua đó giảm bớt ý định nghỉ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cảm nhận về trách nhiệm xã hội và lãnh đạo đạo đức đến ý định nghỉ việc vai trò trung gian của sự tham gia công việc và sự kiệt sức (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)