CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.3. Một số Hàm ý quản trị
5.3.2. Tăng cường yếu tố Trách nhiệm xã hội
Kết quả khảo sát tại bảng 5.2 cho thấy các nhân viên văn phòng đánh giá các thành phần của yếu tố Trách nhiệm xã hội rơi vào khoảng từ 3 đến 4 điểm, có nghĩa là các nhân viên mới chỉ cảm nhận được phần nào các thành phần của yếu tố Trách nhiệm xã hội. Do đó để tăng cường yếu tố Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thể hiện rõ hơn các thành phần của yếu tố Trách nhiệm xã hội.
Bảng 5.2 Kết quả đánh giá các thành phần của yếu tố Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội
Ký hiệu
Thang đo Giá trị
Trung bình
Sai số
TN1 Cơng ty chúng tôi tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường tự nhiên
3.68 1.034
TN2 Công ty chúng tôi đầu tư, chăm lo cho sự phát triển của thế hệ tương lai
3.85 0.986
TN3 Công ty chúng tôi thực hiện các chương trình để giảm thiểu tác động tiêu cực đến mơi trường tự nhiên. Ví dụ: kêu gọi nhân viên sử dụng tiết kiệm điện, nước và giấy in…
3.93 0.941
TN4 Công ty chúng tôi kinh doanh với mục tiêu phát triển bền vững và quan tâm đến thế hệ tương lai chứ không chỉ kinh doanh vì lợi nhuận
3.85 1.065
TN5 Cơng ty chúng tơi đóng góp cho các chiến dịch và chương trình để phát triển cộng đồng địa phương và xã hội
3.72 1.057
TN6 Công ty chúng tơi khuyến khích nhân viên của mình tham gia vào các hoạt động tình nguyện
3.75 1.022
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tác giả đề xuất một số gợi ý để doanh nghiệp có thể áp dụng và nâng cao các thành phần của trách nhiệm xã hội thông qua đó nâng cao yếu tố trách nhiệm xã hội trong tổ chức và giúp nhân viên cảm nhận được tốt hơn yếu tố này và làm giảm đi ý định nghỉ việc của họ. Tác giả đề xuất hai nhóm hành động lớn được chia làm hai giai đoạn để doanh nghiệp tham khảo:
Giai đoạn 1, xây dựng khung thực hành trách nhiệm xã hội (corporate social responsibility implement framework). Bên cạnh các nghiên cứu học thuật về trách
nhiệm xã hội, trên thế giới cũng có nhiều tổ chức đưa ra các tiêu chuẩn về nhiệm xã hội tiêu biểu như: ISO 26000 hướng dẫn về trách nhiệm xã hội do Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ban hành năm 2010; EU CSR do Ủy ban Châu Âu đưa ra vào năm 2002 và phát triển vào năm 2011 nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp tích hợp các tiêu chí đảm bảo về xã hội và môi trường vào hoạt động vận hành của mình; GRI G4 của tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu năm 2013 nhằm cung cấp các tiêu chí và hướng dẫn doanh nghiệp thiết lập báo cáo phát triển bền vững (sustainability report). Tùy theo những ràng buộc về luật pháp, những yêu cầu của các tổ chức liên quan và đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể xem xét các khung thực hành trách nhiệm xã hội của các tổ chức nêu trên để xây dựng khung thực hành trách nhiệm xã hội cho tổ chức mình. Khi doanh nghiệp có khung thực hiện trách nhiệm xã hội và được truyền thông trong nội bộ một cách đầy đủ và rõ ràng thì nhân viên trong tổ chức sẽ hiểu rõ được những khía cạnh trách nhiệm xã hội mà tổ chức quan tâm cũng như chiến lược về trách nhiệm xã hội mà tổ chức đã hoạch định và sẽ thực hiện.
Giai đoạn hai, dựa trên khung thực hành trách nhiệm xã hội đã được xây dựng, doanh nghiệp cần thực hành trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và rõ ràng để nâng cao yếu tố trách nhiệm xã hội trong tổ chức. Một số nhóm hành động đề xuất:
Thứ nhất, Tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng
môi trường tự nhiên. Trong những năm gần đây tại Việt Nam đã xảy ra hàng loạt
các vụ bê bối của các doanh nghiệp liên quan đến môi trường như: vụ việc xả nước thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan, xả thải ra biển của Formosa Vũng Áng, hay gần đây nhất là vụ xả dầu thải ra Sông Đà gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt của cư dân khu vực Hà Nội…trong tất cả các vụ việc kể trên thì người dân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm rất lớn đến vấn đề môi trường và đặt ra kỳ vọng vào trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó theo đánh giá của nhân viên thì đây là thành phần có điểm số thấp nhất của yếu tố trách nhiệm xã hội. Vì vậy nếu doanh nghiệp có những hành động để nâng cao thành phần này thì sẽ nhanh
chóng nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của nhân viên nói riêng cũng như người tiêu dùng nói chung. Một số hành động cụ thể doanh nghiệp có thể tham khảo:
- Đối với các dự án thuộc đối tượng quản lý của Luật Đầu tư thì theo quy định doanh nghiệp mới phải cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi tiến hành bất kỳ các dự án mới nào dù có thuộc đối tượng quản lý của Luật Đầu tư hay khơng thì doanh nghiệp cũng cần lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dựa trên kết quả của báo cáo doanh nghiệp có thể xác định ảnh hưởng của dự án đến mơi trường xung quanh từ đó cân nhắc để đưa ra quyết định đầu tư cũng như thiết lập biện pháp khắc phục các ảnh hưởng của dự án nếu có.
- Đối với các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cần xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, xử lý rác để đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Việc thực hành nội dung này ngoài việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng dân cư xung quanh nhà máy, còn giúp cho nhân viên nhận thức rất rõ ràng trách nhiệm về môi trường của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần cải tiến liên tục hoạt động để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực tạo ra ảnh hưởng ít nhất có thể đến mơi trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu đầu tư các công nghệ mới hoặc nguyên vật liệu mới trong tương lai cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để có thể tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên nước và giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên.
Thứ hai, Đóng góp cho các chiến dịch và chương trình để phát triển cộng
đồng địa phương và xã hội. Theo đánh giá của nhân viên thì đây là thành phần có
điểm số thấp thứ hai của yếu tố trách nhiệm xã hội sau thành phần Tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng mơi trường tự nhiên do đó thành
phần này sẽ là ưu tiên thứ hai mà doanh nghiệp thực hiện. Hoạt động phát triển cộng đồng là một quá trình lâu dài nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra kết nối
chặt chẽ với cộng đồng địa phương và tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng. Một số hành động cụ thể doanh nghiệp có thể tham khảo:
- Hành động cơ bản và thiết thực nhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện là góp phần đóng góp vào ngân sách của địa phương thơng qua việc hoạt động sản xuất kinh doanh có lời và đóng thuế đầy đủ cho địa phương. Bên cạnh đó, tạo điều kiện tối đa cho người dân địa phương tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Phối hợp cùng các đơn vị chức năng, đồn thể góp phần phát triển giáo dục và văn hóa tại địa phương mà doanh nghiệp đang hoạt động hoặc các khu vực vùng sâu, vùng xa, biến giới, hải đảo. Đây cũng là một trong những hoạt động trách nhiệm xã hội mà các doanh nghiệp Việt Nam thường thực hiện. Các doanh nghiệp thường tạo ra các chương trình đồng hành cùng các trường học để tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường, xây dựng các quỹ học bổng để hỗ trợ cho học sinh có hồn cảnh khó khăn, hoặc xây dựng các chương trình để bảo vệ và duy trì các di sản văn hóa của địa phương.
- Trong quá trình phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có xem xét mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng cơ sở hạ tầng cho người dân địa phương. Ví dụ: khi doanh nghiệp xây dựng nhà máy thì hệ thống đường bộ có thể mở rộng để người dân địa phương xung quanh nhà máy sử dụng thay vì chỉ sử dụng nội bộ.
Thứ ba, Khuyến khích nhân viên của mình tham gia vào các hoạt động tình
nguyện. Đây thành phần có điểm số được nhân viên đánh giá thấp thứ ba trong danh
sách các thành phần của yếu tố trách nhiệm xã hội. Nguyên nhân chính là do hiện nay khi doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tình nguyện thì mới khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã hội của cơng ty cịn khi doanh nghiệp chưa có điều kiện tự tổ chức hoạt động tình nguyện thì nhân viên khơng có cơ hội để tham gia. Do đó, tác giả đề xuất trong trường hợp chưa thể tự tổ chức các hoạt động tình nguyện thì doanh nghiệp có thể liên kết, phối hợp với các tổ chức,
hiệp hội, hội nhóm tình nguyện để khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động tình nguyện.