Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cảm nhận về trách nhiệm xã hội và lãnh đạo đạo đức đến ý định nghỉ việc vai trò trung gian của sự tham gia công việc và sự kiệt sức (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo các khái niệm nghiên cứu bao gồm: (1) Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội (TNXH), Lãnh đạo đạo đức (Lanhdao), Sự tham gia công việc (Thamgia), Sự Kiệt sức (Kietsuc) và Ý định nghỉ việc (Nghiviec).

Mục tiêu việc đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ các biến rác làm ảnh hưởng đến mơ hình nghiên cứu. Theo tiêu chuẩn nghiên cứu thì hệ số Cronbach’s alpha tối thiểu phải đạt mức 0.6 thì mới có thể chấp nhận được thang đo. Độ tin cậy của thang đo tốt nhất nằm trong khoảng từ 0.75 đến 0.95. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Về hệ số tương quan giữa các biến đo lường với biến tổng (item total correlation), đối với mẫu nhỏ hơn 250 khảo sát thì hệ số tương quan phải từ 0.5 trở lên, cịn đối với mẫu có trên 250 khảo sát thì hệ số tương quan phải từ 0.3 trở lên. Do nghiên cứu này có số lượng khảo sát là 248 mẫu nên hệ số tương quan giữa các biến đo lường với biến tổng đạt yêu cầu khi đạt từ 0.5 trở lên và sẽ được đưa vào để phân tích nhân tố khám khá EFA. Các biến không đạt yêu cầu sẽ bị loại khỏi thang đo.

4.2.1. Độ tin cậy của thang đo Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội

Kết quả phân tích hệ số cronbach’s alpha cho thấy thang đo Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội có chỉ số tin cậy khá cao 0.875. Bên cạnh đó, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng trên 0.5 và khơng có trường hợp nào lớn hơn biến tổng nếu loại biến. Do đó thang đo Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội gồm 6 biến quan sát được giữ nguyên và đưa vào phân tích EFA (xem bảng 4.2)

Bảng 4.2 Độ tin cậy của thang đo Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Tương quan nếu loại biến

Độ tin cậy = 0.875, Số biến = 6

TN1 19.00 16.377 0.660 0.857 TN2 18.84 16.557 0.678 0.854 TN3 18.76 17.383 0.599 0.866 TN4 18.93 15.999 0.685 0.853 TN5 18.96 15.630 0.745 0.842 TN6 18.93 16.153 0.703 0.849

Nguồn: tác giả phân tích SPSS

4.2.2. Độ tin cậy của thang đo Lãnh đạo đạo đức

Kết quả phân tích hệ số cronbach’s alpha, thang đo Lãnh đạo đạo đức có độ tin cao 0.922. Bên cạnh đó, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng trên 0.5 và khơng có trường hợp nào lớn hơn biến tổng nếu loại biến. Do đó thang đo Lãnh đạo đạo đức gồm 6 biến quan sát được giữ nguyên và đưa vào phân tích EFA (xem bảng 4.3)

Bảng 4.3 Độ tin cậy của thang đo Lãnh đạo đạo đức Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Tương quan nếu loại biến

Độ tin cậy = 0.922, Số biến = 6

LD1 18.62 15.695 0.765 0.909 LD2 18.42 16.049 0.763 0.909 LD3 18.83 15.753 0.805 0.904 LD4 18.53 15.222 0.821 0.901 LD5 18.51 15.506 0.731 0.914 LD6 18.61 15.705 0.775 0.908

4.2.3. Độ tin cậy của thang đo Sự tham gia công việc

Kết quả phân tích hệ số cronbach’s alpha cho thấy thang đo Sự tham gia công việc khá cao 0.872. Bên cạnh đó, hầu hết các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng trên 0.5, chỉ có một trường hợp biến TG3 có tương quan lớn hơn biến tổng nếu loại biến. Tuy nhiên, do hệ số cronbach’s alpha của thang đo đã khá cao nên tác giả không loại biến này để cải thiện hệ số cronbach’s alpha. Vì vậy, thang đo Sự tham gia công việc gồm 6 biến quan sát được giữ nguyên và đưa vào phân tích EFA (xem bảng 4.4)

Bảng 4.4 Độ tin cậy của thang đo Sự tham gia công việc Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Tương quan nếu loại biến

Độ tin cậy = 0.872, Số biến = 6

TG1 19.28 10.122 0.715 0.844 TG2 19.30 9.894 0.732 0.840 TG3 19.23 10.075 0.549 0.876 TG4 19.30 9.530 0.739 0.838 TG5 18.82 10.600 0.661 0.853 TG6 18.98 10.226 0.677 0.850

Nguồn: tác giả phân tích SPSS

4.2.4. Độ tin cậy của thang đo Sự kiệt sức

Kết quả phân tích hệ số cronbach’s alpha cho thấy thang đo Sự kiệt sức có độ tin cậy khá cao 0.865. Bên cạnh đó chỉ có một trường hợp biến KS2 có tương quan lớn hơn biến tổng nếu loại biến. Tuy nhiên, do độ tin cậy của thang đo đã đặt yêu cầu nên tác giả không loại biến này để cải thiện hệ số cronbach’s alpha. Vì vậy thang đo Sự kiệt sức gồm 4 biến quan sát được giữ nguyên và đưa vào phân tích EFA (xem bảng 4.5).

Bảng 4.5 Độ tin cậy của thang đo Sự kiệt sức Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Tương quan nếu loại biến

Độ tin cậy = 0.865, Số biến = 4

KS1 7.70 7.409 0.720 0.828

KS2 7.53 7.748 0.607 0.869

KS3 7.83 6.360 0.797 0.792

KS4 8.13 6.521 0.747 0.815

Nguồn: tác giả phân tích SPSS

4.2.5. Độ tin cậy của thang đo Ý định nghỉ

Kết quả phân tích hệ số cronbach’s alpha cho thấy thang đo Ý định nghỉ việc có độ tin cậy khá cao 0.858. Bên cạnh đó, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng trên 0.5 và khơng có trường hợp nào lớn hơn biến tổng nếu loại biến. Do đó thang đo Ý định nghỉ việc gồm 4 biến quan sát được giữ nguyên và đưa vào phân tích EFA (xem bảng 4.6)

Bảng 4.6 Độ tin cậy của thang đo Ý định nghỉ việc Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Tương quan nếu loại biến

Độ tin cậy = 0.858, Số biến = 4

NV1 9.16 9.213 0.696 0.822

NV2 8.64 8.774 0.657 0.839

NV3 8.93 8.367 0.802 0.776

NV4 8.48 8.874 0.661 0.836

Nguồn: tác giả phân tích SPSS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cảm nhận về trách nhiệm xã hội và lãnh đạo đạo đức đến ý định nghỉ việc vai trò trung gian của sự tham gia công việc và sự kiệt sức (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)