CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THÚT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu
2.4.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội với Sự tham gia công việc và Sự kiệt sức gia công việc và Sự kiệt sức
Cho đến nay có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội và Sự tham gia cơng việc. Có thể kể đến nghiên cứu của Gao và cộng sự (2017) đã báo cáo về ảnh hưởng tích cực của Trách nhiệm xã hội đến Sự tham gia công việc. Tương tự tác giả Park và cộng sự (2018) trong nghiên cứu của mình đã chứng minh rằng các khía cạnh của Trách nhiệm xã hội gồm trách nhiệm xã hội hướng đến xã hội cộng đồng, trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và trách nhiệm xã hội hướng đến nhân viên, có ảnh hưởng trực tiếp đáng kể đến Sự tham gia cơng việc. Tác giả cũng tìm thấy nghiên cứu của Rupp và cộng sự (2018) về ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội đến Sự tham gia công việc. Trong nghiên cứu này Rupp và cộng sự (2018) đã chứng minh Trách nhiệm xã hội có mối tương quan tích cực đến Sự tham gia cơng việc của nhân viên.
Thông qua việc thu thập và xem xét các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả nhận thấy có ít nghiên cứu về tương quan giữa Trách nhiệm xã hội và Sự kiệt sức, nhưng có khá nhiều nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội đến Sự cạn kiệt về cảm xúc (emotional exhaustion) – một thành tố quan trọng của Sự kiệt sức. Ví dụ như, nghiên cứu của Raub và Blunschi (2014) chứng minh tương quan giữa cảm nhận về Trách nhiệm xã hội của nhân viên với Sự cạn kiệt về cảm xúc thông qua cảm nhận của nhân viên về ý nghĩa công việc. Tương tự nghiên cứu của Kim và cộng sự (2018) chứng minh ảnh hưởng của cảm nhận về Trách nhiệm xã hội của nhân viên tuyến đầu (frontline employee) đến Sự cạn kiệt về cảm xúc thông qua cảm nhận của nhân viên về sự quan trọng của công việc và cảm nhận của nhân viên về hành vi của khách hàng.
2.4.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các khái niệm Lãnh đạo đạo đức với Sự tham gia công việc và Sự kiệt sức
Mối tương quan giữa Lãnh đạo đạo đức và Sự tham gia công việc đã được rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Như nghiên cứu của Zhu và cộng sự
(2009) chỉ ra rằng lãnh đạo có liên quan tích cực đến Sự tham gia cơng việc. Cịn theo Den Hartog và Belschak (2012), Lãnh đạo đạo đức có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến Sự tham gia cơng việc. Bên cạnh đó, tác giả Ahmad và Gao (2018) cũng đã chứng minh rằng Lãnh đạo đạo đức có ảnh hưởng tích cực đến Sự tham gia công việc.
Các tác giả Mo và Shi (2015) đã chứng minh mối quan hệ giữa Lãnh đạo đạo đức và Sự kiệt sức thông quan yếu tố trung gian là Niềm tin vào lãnh đạo. Tương tự Tác giả Okpozo và cộng sự (2017) chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa Lãnh đạo đạo đức và Sự kiệt sức bị hòa giải bởi nhận thức về Sự hỗ trợ của lãnh đạo. Còn Tác giả Vullinghs và cộng sự (2018) đã cho rằng Lãnh đạo đạo đức có tác động trực tiếp và tiêu cực đến Sự kiệt sức.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng tìm thấy một số bài nghiên cứu các tác giả trước đây chứng minh mối tương quan giữa Lãnh đạo xác thực (Authentic Leadership - theo Brown và Trevino (2006) lãnh đạo xác thực là một thành phần của Lãnh đạo đạo đức, ngoài hai thành phần khác là lãnh đạo tinh thần và lãnh đạo chuyển đổi) và Ý định nghỉ việc, mối tương quan này đồng thời được hòa giải bởi các khái niệm trung gian là Sự tham gia công việc và Sự kiệt sức.
2.4.3. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Sự tham gia công việc và Sự kiệt sức với Ý định nghỉ việc sức với Ý định nghỉ việc
Hầu hết nghiên cứu về mối quan hệ giữa Sự tham công việc, Sự kiệt sức và Ý định nghỉ việc đều sử dụng mơ hình nhu cầu nguồn lực công việc JD-R (job resources-demands) phát triển từ lý thuyết bảo tồn nguồn lực. Mơ hình JD-R này là nền tảng để xây dựng mối tương quan giữa Sự tham gia công việc và Sự kiệt với Kết quả đầu ra của nhân viên (outcome). Có thể kể đến các nghiên cứu của Schaufeli và Bakker (2004) sử dụng mơ hình JD-R để chứng minh Sự kiệt sức và Sự tham gia ảnh hưởng trực tiếp đến Ý định nghỉ việc; nghiên cứu của Shemueli và cộng sự (2015) cũng áp dụng mơ hình JD-R để chứng minh Sự kiệt sức và Sự tham gia ảnh hưởng trực tiếp đến Ý định nghỉ việc.