CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.9.2. So sánh với các nghiên cứu trước đây
Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam ngoài việc khẳng định lại các giả thuyết nghiên cứu của mơ hình nghiên cứu thì có một số khác biệt với nghiên cứu gốc tại Đài Loan như sau:
Kết quả nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của Lãnh đạo đạo đức đến Sự kiệt sức (hệ số beta -0.711 với p<0.01), so với nghiên cứu gốc của tác giả Lin và Liu (2017) tại Đài Loan (hệ số beta -0.33 với p<0.01) thì tác động của yếu tố Lãnh đạo đạo đức đến Sự kiệt sức tại Việt Nam mạnh mẽ hơn rất nhiều. Do đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực đầu tư vào việc xây dựng yếu tố lãnh đạo đạo đức trong tổ chức để giảm sự kiệt sức của nhân viên văn phịng và thơng qua đó làm giảm ý định nghỉ việc của nhân viên khi mà ảnh hưởng của sự kiệt sức đến ý định nghỉ việc cũng khá mạnh (hệ số beta +0.536 với p < 0.01).
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy yếu tố Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội khơng có mối liên hệ với Sự kiệt sức. Nguyên nhân có thể là do các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ thực hiện trách nhiệm xã hội ở một khía cạnh nào đó của trách nhiệm xã hội tiêu biểu như trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm thiện nguyện (Lê phước Hương và Lưu Tiến Thuận, 2017), vì vậy yếu tố trách nhiệm xã hội không đủ mạnh mẽ để tác động đến nhận thức của nhân viên và
giúp họ giảm cảm giác kiệt sức; còn đối với một số nhân viên do không nhận thức được hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoặc cho rằng những hành động mà doanh nghiệp đang thực hiện không phải là một dạng của trách nhiệm xã hội (Ng và cộng sự, 2018). Bên cạnh đó, theo Stawiski và cộng sự (2010), trách nhiệm xã hội có ý nghĩa quan trọng với nhân viên đặc biệt là các nhân viên có niềm tin vào tổ chức cũng như có sự quan tâm đến tác động của tổ chức mà họ làm việc đến xã hội và mơi trường, nhưng cũng có một số nhân viên khác khơng cảm nhận được sự quan trọng này. Ngồi ra, tác giả cũng tìm thấy nghiên cứu của Reklitis và cộng sự (2017) về tác động của 3 thành tố của cảm nhận về trách nhiệm xã hội của nhân viên bao gồm: Trách nhiệm xã hội về Đạo đức, Trách nhiệm xã hội về Xã hội và Trách nhiệm xã hội về môi trường đến Cảm giác kiệt sức (một thành tố quan trọng của Sự kiệt sức). Tác giả Reklitis và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng chỉ có một yếu tố duy nhất là Trách nhiệm xã hội về mơi trường có mối quan hệ tiêu cực với Cảm giác kiệt sức, hai yếu tố còn lại là Trách nhiệm xã hội về Xã hội và Trách nhiệm xã hội về Đạo đức khơng có mối quan hệ với Cảm giác kiệt sức. Tóm lại, theo quan điểm cá nhân tác giả nhận thấy giả thuyết Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội tác động tiêu cực đến Sự kiệt sức bị bác bỏ là phù hợp với đặc điểm của bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam.
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4 này tác giả đã trình bày kết quả phân tích định lượng các dữ liệu thu thập được từ bước khảo sát. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích như: phương pháp Cronbach’s alpha để xác định độ tin cậy của thang đo, phương pháp phân tích EFA và phân tích CFA để xác định các thành phần của các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu được giữ ngun theo cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2, và phương pháp phân tích SEM và kiểm định boostrap để khẳng định sự phù hợp của mơ hình với dữ liệu thị trường cũng như kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành kiểm định nhóm để xác định sự khác biệt về ý định nghỉ việc giữa các biến phân biệt.