CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2. nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu này có 4 ý nghĩa học thuật đối với tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây thường nghiên cứu trực tiếp khái niệm trách nhiệm xã hội và lãnh đạo đạo đức, còn trong nghiên cứu này tác giả tiếp cận hai khái niệm này dưới góc nhìn của người lao động để xem xét cảm nhận của họ về các yếu tố này trong doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về cảm nhận của người lao động.
Thứ hai, trước đây đa phần các tác giả nghiên cứu về mối quan hệ riêng lẻ giữa trách nhiệm xã hội với ý định nghỉ việc hoặc giữa lãnh đạo đạo đức với ý định nghỉ việc. Nghiên cứu này khẳng định lại một xu hướng nghiên cứu mới đó là đồng thời nghiên cứu cả hai yếu tố trách nhiệm xã hội và lãnh đạo đạo đức đến ý định nghỉ việc của nhân viên.
Thứ ba, hầu hết khi nghiên cứu về khái niệm ý định nghỉ việc các tác giả tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định nghỉ việc và các yếu tố cơ bản về lương thưởng, mơi trường làm việc, tính chất cơng việc, sự gắn kết cơng việc, cơng bằng tổ chức… ít có tác giả xem xét Ý định nghỉ việc dưới quan điểm đạo đức. Vì
vậy, nghiên cứu này sẽ bổ sung cho lý thuyết nghiên cứu về ý định nghỉ việc tại Việt Nam dưới quan điểm đạo đức.
Thứ tư, hầu hết các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội và lãnh đạo tại Việt Nam tập trung vào các yếu tố trung gian mang tính tích cực tác động đến người lao động như: sự hài lòng, sự gắn kết, lịng trung thành, sự tham gia… do đó khi nghiên cứu này nghiên cứu về yếu tố trung gian mang tính tiêu cực là Sự kiệt sức đã mở ra một hướng nghiên cứu mới là tìm kiếm thêm các yếu tố trung gian mang tính tiêu cực cho các yếu tố trách nhiệm xã hội và lãnh đạo đạo đức.