Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hành vi công dân trong tổ chức (OCB) tới kết quả làm việc của người lao động tại công ty TNHH MTV cao su bình long (Trang 32)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Mơ hình nghiên cứu

Theo nhận xét của LePine, Erex (2002), cho thấy mơ hình đo lường OCB của Organ (1988) đã có từ rất lâu, ơng và các cộng sự đã xuất bản nhiều sách và tạp chí về OCB. Khơng những thế, những nghiên cứu của họ đã dẫn đường cho một số nghiên cứu thành công với thang đo này, như các nghiên cứu của Podsakoff và cộng sự. Vì vậy, luận văn này dùng mơ hình thang đo OCB của Organ (1988).

Hành vi công dân trong tổ chức tới kết quả làm việc của người lao động tại Công ty, tác giả sử dụng cách đánh giá của bản thân người lao động dựa trên những tiêu chí của CIPD (2003).

Từ đó, mối quan hệ giữa OCB tới kết quả làm việc của người lao động tại Công ty được thể hiện:

Bảng 2.1: Bảng thể hiện mơ hình nghiên cứu

STT Nhân tố độc lập Mã Hóa Nguồn tham khảo

1 Hành vi tận tình TT Organ (1988)

2 Hành vi lịch thiệp LT Organ (1988)

3 Hành vi cao thượng CT Organ (1988)

4 Hành vi tận tâm TD Organ (1988)

5 Hành vi phẩm hạnh nhân viên PH Organ (1988)

STT Nhân tố phụ thuộc Mã Hóa Nguồn tham khảo

1 Kết quả làm việc của người lao động KOCB Organ (1988)

Trong đó:

- Tận tình (Altruism): Có một số nhà nghiên cứu còn gọi là hành vi Giúp đỡ (Helping): đó là yếu tố nói lên sự tự nguyện của cá nhân, họ sẵn sàng giúp đỡ những đồng nghiệp của mình liên quan đến cơng việc, ví dụ như: giúp đỡ và hỗ trợ đồng nghiệp trong một dự án lớn với khối lượng công việc nhiều.

- Lịch thiệp (Courtesy): là yếu tố thể hiện bởi sự thảo luận, trao đổi với các đồng nghiệp trước khi hành động, xử lý một vấn đề gì đó trong tổ chức.

- Cao thượng (Sportsmanship): là yếu tố sẵn sàng bỏ qua những hiềm khích, việc chưa hợp lý, những vấn đề thực sự không đáng mà người lao động phải đối mặt trong khi làm việc tại tổ chức.

- Tận tâm (Conscientiousness): yếu tố thể hiện được sự cần cù, tuân thủ quy định và cá nhân tích cực làm việc tốt hơn so với yêu cầu từ phía Cơng ty.

- Phẩm hạnh nhân viên (Civic virtue): là hành vi thể hiện sự cống hiến, tự nguyện của các cá nhân khi tham gia làm việc của một tổ chức, cá nhân đó sẵn sàng tham gia một cách có trách nhiệm và tinh thần xây dựng vào chính sách và những quy trình, quy định quản lý của tổ chức.

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu 2.5 Giả thuyết nghiên cứu 2.5 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào định nghĩa của Organ (1988) và mơ hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa kết quả làm việc của người lao động và Hành vi công dân tổ chức. Những giả thuyết được xác định như sau:

H1: Tận tình có tác động tích cực tới kết quả làm việc của người lao động; H2: Lịch thiệp có tác động tích cực tới kết quả làm việc của người lao động; H3: Cao thượng có tác động tích cực tới kết quả làm việc của người lao động; H4: Tận tâm có tác động tích cực tới kết quả làm việc của người lao động;

H5: Phẩm hạnh nhân viên có tác động tích cực tới kết quả làm việc của người lao động.

Ngoài ra, cũng kiểm định 04 giả thuyết về sự khác biệt:

H6: Về giới tính sẽ gây nên khác biệt ở các yếu tố Tận tình, Lịch thiệp, Cao thượng, Tận tâm và Phẩm hạnh nhân viên.

H7: Về tuổi sẽ gây nên các khác biệt ở các yếu tố Tận tình, Lịch thiệp, Cao thượng, Tận tâm và Phẩm hạnh nhân viên.

H8: Về trình độ sẽ gây nên các khác biệt ở các yếu tố Tận tình, Lịch thiệp, Cao thượng, Tận tâm và Phẩm hạnh nhân viên.

H9: Về vị trí cơng tác sẽ gây nên các khác biệt ở các yếu tố Tận tình, Lịch thiệp, Cao thượng, Tận tâm và Phẩm hạnh nhân viên.

H10: Về số năm làm việc gây nên các khác biệt ở các yếu tố Tận tình, Lịch thiệp, Cao thượng, Tận tâm và Phẩm hạnh nhân viên.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thang đo

Đối với thang đo các thành phần của hành vi cơng dân trong tổ chức. Mơ hình 5 thành phần của Organ (1988) được sử dụng trong các nghiên cứu và dẫn đường cho một số nghiên cứu thành công với thang đo này như nghiên cứu của Podsakoff và các cộng sự (1996), nên thang đo này được sử dụng chính trong bài luận văn. Đồng thời, sử dụng thang đo CIPD cho các biến quan sát để thu thập số liệu và cụ thể hóa thang đo kết quả làm việc của người lao động thông qua các biến này.

3.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát Lựa chọn thang đo cơ bản: Lựa chọn thang đo cơ bản:

 Thang đo biểu danh: xác định thông tin của đối tượng cần điều tra.

 Thang đo khoảng: xác định được mức độ cảm nhận về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả làm việc của đối tượng được nghiên cứu

Dùng kỹ thuật thang đo không so sánh với thang điểm Likert, đối tượng được điều tra biểu thị một mức độ từ “hoàn tồn khơng đồng ý” cho đến “hồn tồn đồng ý” với các đề nghị của một dãy các khoản mục liên quan. Các mức được thiết kế để đo lường trên thang đo Likert lần lượt từ 1 là biểu thị cho hồn tồn khơng đồng ý, cho đến 5 là biểu thị cho hoàn toàn đồng ý.

Với mục đích cung cấp các số liệu, thơng tin cụ thể, chính xác cho bước xử lý và phân tích dữ liệu với mục tiêu làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, bài nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra trực tiếp với công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn với các nội dung cần khảo sát.

Trước khi tiến hành thực hiện khảo sát chính thức thì bản phác thảo của bộ câu

hỏi được kiểm tra trước bằng cách đưa trước cho 30 người bất kỳ tại công ty để đánh giá sơ bộ xem người được phỏng vấn đã hiểu được và trả lời đúng trọng tâm của bộ câu hỏi để qua đó người viết bài sẽ điều chỉnh bảng câu hỏi khảo sát sao cho hợp lý.

Bảng câu hỏi bao gồm hai phần:

 Phần I - Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu: tổng hợp một số câu hỏi về thông tin đáp viên đối tượng nghiên cứu, trong trường hợp này là người lao động tại Công ty. Các câu hỏi được trả lời theo thang đo của Likert với 5 mức độ: 1: Hồn tồn khơng đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Ý kiến trung lập; 4: Đồng ý; và 5: Hoàn toàn đồng ý.

 Phần II - Khảo sát các nhân tố: khảo sát các yếu tố khác: bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập ý kiến về “sự cảm nhận” của người lao động về 5 yếu tố của OCB đến kết quả làm việc.

3.3 Phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập thông tin 3.3.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.3.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong phạm vi Cơng ty TNHH MTV Cao Su Bình Long (chuyên sản xuất các loại mủ sơ chế từ nguyên liệu cao su thiên nhiên).

Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp thuận tiện cho 332 người, gồm người lao động quản lý và lao động trực tiếp tại nhà máy, vườn cây để cho ra được kết quả khách quan nhất.

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu

Đề tài được thực hiện tại các phòng, ban, xưởng của Cơng ty. Vì vậy, đối tượng là tất cả các nhân viên tại Cơng ty, trong đó cơng nhân chiếm đa số. Theo Hatcher (1994) cho rằng, kích thước mẫu nên lớn hơn 5 lần số biến. Do đó, số lượng mẫu được chọn là 332.

Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp thuận tiện cho việc điều tra với 332 người lao động tại Công ty. Sau khi loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ, thu được 320 phiếu trả lời hợp lệ.

3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin

Đối với dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ diệu thứ cấp sẽ dễ dàng và ít tốn cơng sức hơn dữ diệu sơ cấp. Nhưng cần phải có sự chắt lọc thơng tin kỹ càng vì những dữ liệu này có thể có sự chính xác thấp và cịn sơ sài do ít được cập nhật. Dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ những bài báo, tài liệu nghiên cứu khoa học, và các bài viết có liên quan.

Đối với dữ liệu sơ cấp: phát bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn đến đối tượng

được nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là nó cho phép tác giả dễ dàng thu thập dữ liệu với số lượng đủ lớn để kết luận được kết quả của khảo sát.

Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như đối tượng khảo sát có thể khơng trả lời đủ các câu hỏi trong bảng câu hỏi khảo sát, hoặc thậm chí trả lời khơng hợp lệ.

3.4 Phương pháp phân tích số liệu

Dữ liệu được tập hợp dưới dạng bảng câu hỏi theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện ngẫu nhiên. Sau đó dữ liệu sẽ được mã hóa, làm sạch, và áp dụng phương pháp thống kê mô tả để lấy được thông tin về những mẫu khảo sát. Sau đó bộ dữ liệu đã thu thập sẽ được đánh giá độ tin cậy bằng các bước đánh giá của hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Bên cạnh đó, mơ hình hóa phương trình cấu trúc (SEM) được dùng để phân tích phương sai ANOVA nhằm mục đích kiểm định lại các giả thuyết nghiên cứu với bằng phần mềm SPSS và Amos.

3.4.1 Phân tích tần số (Frequency Analysis)

Được sử dụng để xác định số lần xuất hiện của một biến nào đó. Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phân tích tần số để thống kê các yếu tố về thơng tin chung gồm: trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính, vị trí cơng việc, và thâm niên cơng tác tại cơng ty nhằm mục đích kiểm định các sự ảnh hưởng khác nhau của các hành vi công dân tổ chức tới kết quả làm việc của người lao động tại công ty.

3.4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha

Hệ số này là một kiểm định được sử dụng để phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khai niệm cần đo hay không.

Công thức của Cronbach α là: α =Nρ/[1+ρ(N-1)]

Trong đó: ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi.

Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Cronbach alpha là cơng cụ giúp loại

rác trong mơ hình. Điều này ảnh hưởng đến tương quan giữa bản thân các biến và của các điểm số của từng biến so với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Theo các nhà nghiên cứu, nếu Cronbach Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là rất tốt và mức độ tương quan cao. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu khác, các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại, tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha từ 0,6 trở lên (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005).

3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Đối với phương pháp này sẽ giúp tìm ra sự kết hợp có ý nghĩa giữa các biến, nhằm rút gọn tập hợp nhiều biến thành một số tương đối ít hơn, giúp cho nghiên cứu có được một bộ biến số có ý nghĩa hơn. Đồng thời, phát hiện thêm các biến tiềm ẩn. Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO ≥ 0.5 (phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu), mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05, hệ số tải nhân tố của các thành phần ≥ 0.50, tổng phương sai trích của từng thành phần ≥ 50% và hệ số Eigenvalue có giá trị ≥1.

3.4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính

Phương pháp phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để kiểm định các mơ hình nghiên cứu. Mơ hình này được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm gồm các biến thành phần theo thứ tự tầm quan trọng là: Phẩm hạnh nhân viên; Tận tâm; Tận tình; Lịch thiệp; Cao thượng. Với kết quả chạy được của 320 mẫu nghiên cứu cho thấy hầu hết các giá trị hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc hành vi công dân trong tổ chức tới kết quả làm việc của người lao động đều có ý nghĩa. Giá trị giữa biến phụ thuộc hành vi công dân trong tổ chức tới kết quả làm việc của người lao động về công tác đào tạo và phát triển với các biến độc lập. Các biến độc lập phù hợp để đưa vào mơ hình giải thích cho biến phụ thuộc hành vi công dân trong tổ chức tới kết quả làm việc của người lao động tại Công ty.

3.4.5 Phân tích phương sai

Sử dụng phương pháp kiểm định tham số trung bình 02 mẫu độc lập (Indepent- samples T-test) và phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt về hành vi công dân trong tổ chức của từng nhân viên.

3.5 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ được thực hiện thơng qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua phương pháp khảo sát tài liệu nhằm thu thập, đánh giá và tổng hợp tài liệu của các bài báo cáo, các đề tài nghiên cứu, giáo trình và các tài liệu khác từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cịn tiến hành trao đổi, tham vấn ý kiến chuyên gia trong việc lựa chọn các chỉ báo của các thang đo. Các phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống và khái quát hóa lý thuyết. Từ đó, rút ra các kết luận là cơ sở lý luận cho đề tài.

Trong nghiên cứu này, kết hợp nhiều yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân bao gồm: giới tính, tuổi tác, thâm niên (kinh nghiệm làm việc), trình độ học vấn, vị trí cơng việc được sử dụng để kiểm định ảnh hưởng của đến hành vi công dân tổ chức. Đối tượng nghiên cứu là toàn thể cán bộ, cơng nhân viên tại cơng ty Cao su Bình Long. Nghiên cứu định tính được thực hiện ban đầu với câu hỏi thu thập 20 ý kiến tới 30 nhân viên của công ty, với phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thu thập ý kiến của nhân viên hiểu thế nào là Hành vi công dân trong tổ chức. Theo họ thì yếu tố nào có tác động đến họ có những hành vi đó. Tiếp đến là phỏng vấn tay đôi với mẫu là 20 nhân viên, 14 nam và 6 nữ. Thảo luận nhóm với 2 nhóm 16 nam và 8 nữ để khám phá, làm rõ các biến quan sát theo mức độ quan trọng từ 1 đến khơng quan trọng. Sau khó những biến quan sát được cho là không quan trọng sẽ bị loại khỏi bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả của phỏng vấn nhóm sẽ là cơ sở, nền tản để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Sự ảnh hưởng của OCB tới kết quả làm việc của người lao động trong luận văn này được nghiên cứu thông qua nghiên cứu định lượng. Bước nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát trực tiếp để thu thập dữ liệu khảo sát. Đối tượng nghiên cứu là các nhân viên trong Công ty TNHH Cao su Bình Long.

Dữ liệu thu thập được mã hóa, làm sạch và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo. Phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích

tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội, phân tích phương sai (ANOVA), Barllet’s Test nhằm kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Quá trình nghiên cứu định lượng được trình bày theo quy trình sau đây:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hành vi công dân trong tổ chức (OCB) tới kết quả làm việc của người lao động tại công ty TNHH MTV cao su bình long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)