Nhóm giải pháp phân tích sự khác biệt của các biến độc lập thông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hành vi công dân trong tổ chức (OCB) tới kết quả làm việc của người lao động tại công ty TNHH MTV cao su bình long (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Một số giải pháp đề xuất

5.2.2. Nhóm giải pháp phân tích sự khác biệt của các biến độc lập thông qua

qua các đặc điểm cá nhân.

- Về giới tính: Kết quả kiểm định cho thấy, điểm trung bình về hành vi cơng dân của nhóm nam là 3.63 và ở nhóm nữ là 3.59, hầu như khơng có sự khác biệt nhiều. Theo nghiên cứu của Nishida (1997) cũng cho biết nữ giới thường thực hiện hành vi OCB hơn nam giới vì họ muốn tuân thủ các quy định, quyết định của tổ chức để tránh gặp các vấn đề rắc rối. Còn trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả vẫn chưa phát hiện ra sự khác biệt về các hành vi OCB của người lao động. - Về Vị trí cơng tác: Kết quả kiểm định cho thấy, điểm trung bình về hành vi cơng dân của nhóm tổ trưởng thấp nhất là 3,48, tiếp đến là nhóm cơng nhân/nhân viên là 3.60, nhóm phó/trưởng phịng là 3.69 và cao nhất là nhóm Giám đốc/Phó Giám đốc là 4,42. Trong giới hạn của luận văn, tác giả chưa tìm thấy sự khác biệt về hành vi cơng dân theo vị trí cơng tác này. Lợi ích của tập thể cũng chính là lợi ích của cá nhân, vậy nên, dù có làm ở vị trí nào đi chăng nữa thì khơng ai muốn kết quả làm việc ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân cả. Vì vậy, việc thực hiện của người lao động sẽ không ảnh hưởng nhiều đối với từng vị trí cơng việc.

- Về độ tuổi: Về tiêu chí này, điểm trung bình về hành vi cơng dân của nhóm dưới 30 tuổi thấp nhất là 3.48, tiếp đến là nhóm trên 50 tuổi là 3.61 và nhóm 31-40 tuổi có điểm hành vi của nhân viên là 3.68, nhóm tuổi có điểm cao nhất là từ 41-50 tuổi là 3.72. Hầu như điểm trung bình về hành vi cơng dân trong các nhóm tuổi

này gần như tương đương nhau. Vì vậy, khơng có sự khác biệt về hành vi cơng dân trong các nhóm tuổi này. Với số lượng lao động lớn tại Công ty là công nhân, dù ở lứa tuổi nào thì vấn đề cơm, áo, gạo, tiền đều được đặt lên hàng đầu thì người lao động sẽ không bao giờ muốn để xảy ra các lỗi sai hoặc gây thiệt hại tài sản cho Cơng ty cũng như tiền lương hàng tháng của chính bản thân mình.

- Về Trình độ học vấn: Kết quả kiểm định cho thấy, điểm trung bình về hành vi cơng dân của nhóm THPT là thấp nhất, 3,50 điểm, tiếp đến là nhóm trung cấp là 3.60, sau đó nhóm Cao đẳng là 3.64, nhóm đại học có điểm cao nhất là 3.92. Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay ln xảy ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lao động có trình độ cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo bài bản tay nghề còn khá thấp, kỹ năng, thể lực, tác phong lao động cơng nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam còn khá thấp. Hơn nữa, hiện nay thủ tục pháp lý còn khá nhiều rào cản hạn chế quá trình sinh sống của người lao động. Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, khơng có hộ khẩu nên gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh và các phúc lợi khác, trình độ học vấn của lao động di cư thấp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của người lao động, khi mà có quá nhiều sự chi phối tác động đến người lao động được hình thành từ những vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy, tồn tại sự khác nhau giữa hành vi công dân đến kết quả làm việc về khía cạnh trình độ lao động này.

- Về thâm niên làm việc: Kết quả kiểm định cho thấy, điểm trung bình về hành vi cơng dân của nhóm 5-10 năm thấp nhất là 3.44, tiếp đến là nhóm dưới 5 năm là 3,48, sau đó là nhóm 11-20 năm là 3.68, nhóm thâm niên trên 20 năm cao nhất là 3.79. Dễ dàng có thể nhận thấy sự chênh lệch cao giữa nhóm thâm niên 5-10 năm, dưới 5 năm và các nhóm khác. Đồng thời, dựa trên phân tích ANOVA cũng đã chỉ ra những người có thâm niên làm việc cao (từ 10 năm trở lên) thì càng có xu hướng thực hiện các hành vi OCB hơn. Đa phần những nhân viên lâu năm là những người có tay nghề cao, sự tỉ mỉ và điềm tĩnh trong công việc và biết cách giải quyết vấn đề khi gặp sự cố, bảo vệ tài sản của công ty hơn. Đối với Cơng ty có đa số lao động có trình độ thấp thì khả năng làm việc lâu dài của người lao động tại Công ty khá cao, đặc biệt tại các cơng ty có vốn nhà nước thường sẽ có chế độ phúc lợi và chế độ lương thâm niên cho người lao động.

Lương của công nhân nhà máy chế biến được đơn vị chủ quản trả theo hệ số sản phẩm, dựa trên năng suất cơng việc và thâm niên của mỗi người. Vì vậy, có sự khác nhau giữa hành vi cơng dân tổ chức đến kết quả làm việc của người lao động về vấn đề thâm niên làm việc này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hành vi công dân trong tổ chức (OCB) tới kết quả làm việc của người lao động tại công ty TNHH MTV cao su bình long (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)