Lãnh đạo tư lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của lãnh đạo tư lợi đến sự kiệt sức về tinh thần, với vai trò trung gian của sự hoài nghi đối với tổ chức, trường hợp người lao động trong doanh nghiệp TP HCM (Trang 48 - 60)

Chương 2 : Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

2.7. Lãnh đạo tư lợi

2.7.1. Nhân cách tư lợi.

Thuật ngữ nhân cách tư lợi cũng như các nghiên cứu liên quan về nó đã xuất hiện từ trước cả các nghiên cứu chính thức về ba mặt tối. Christie và Geis (1970) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ nhân cách tư lợi (Machiavellianism) nhằm phản ánh nhân cách của một nhân vật có thật trong lịch sử tên là Niccoló Machiavelli (1469- 1527), một nhà ngoại giao Florentine. Christie và Geis (1970) cũng sử dụng Machiavellianism (viết tắt là Mach) để chỉ nhân cách tư lợi, và Machiavellians (viết tắt là Machs) để chỉ những người mang nhân cách tư lợi. Kế thừa từ đó, các nhà nghiên cứu ngày nay (Furtner và c.s., 2017; LeBreton và c.s., 2018; Gkorezis và c.s., 2015; Stradovnik và Stare, 2018; Volmer và c.s., 2016) cũng sử dụng các viết này, đồng thời sử dụng thêm các thuật ngữ khác như “Machiavellian leader”, “leader Machiavellianism” hay “leader’s Machiavellianism” (thường viết tắt là Mach leader) chỉ nhà lãnh đạo mang nhân cách tư lợi, và Machiavellian leadership (thường viết tắt là Mach leadership) chỉ lãnh đạo tư lợi nói chung. Cho dù sử dụng nhiều các thuật ngữ khác nhau về lãnh đạo tư lợi nhưng các nhà nghiên cứu (Stradovnik và Stare, 2018; Gunnthorsdottir và c.s., 2002; Griffin và O’Leary-Kelly, 2004) đồng ý rằng các thuật ngữ lãnh đạo tư lợi nói trên đều tuơng đồng và có liên quan đến ba mặt tối của nhân cách.

Christie và Geis (1970) đã sử dụng những ý chính trong tác phẩm Hồng Tử - The Prince của Machiavelli (1952) để phác hoạ nên chân dung của nhà ngoại giao – phục hưng – lý thuyết chính trị người Ý này. Machiavelli là người đã đến tham dự các phiên tòa ở châu Âu, đã quan sát sự trỗi dậy và sụp đổ của các vị lãnh đạo. Nhận thấy sự thất bại từ chính chế độ đã bị lật đổ của mình, ơng đã viết cuốn sách Hồng Tử để lấy cảm tình với người cai trị mới. Hồng tử là một cuốn sách đưa lời khuyên về việc làm thế nào để có được và duy trì quyền lực. Trong cuốn sách này, Machiavelli tư vấn cho các vị vua và lãnh chúa cách để đảm bảo quyền lực của họ thông qua việc hoạch định kỹ càng và nếu cần thiết là những hành động tàn nhẫn và vô đạo đức, chẳng hạn như việc xử tử các đối thủ chính trị. Tác phẩm được dựa hồn tồn vào các

phương thức và khơng dựa trên những đức tin truyền thống như sự tin tưởng, danh dự và cả sự tử tế. Một đoạn văn điển hình là, "con người rất đơn giản và nghiêng rất nhiều vào việc thỏa mãn các nhu cầu trước mắt, rằng một kẻ lừa dối sẽ không bao giờ thiếu nạn nhân cho sự lừa dối của mình" (Machiavelli, 1952, tr63). Machiavelli sau đó cũng khơng đạt được sự vừa ý của các nhà lãnh đạo mới. Tuy nhiên, tên của ông đã trở thành đại diện cho một chiến lược của hành vi xã hội, trong đó những người khác hồn toàn được xem như là như phương tiện đối với một cá nhân nào đó. Christie và Geis (1970) đã sử dụng hình mẫu này khi đề cập đến nhân cách tư lợi. Khái niệm của Christie và Geis (1970) về nhân cách tư lợi được hồn tồn trên hình mẫu của Machiavelli.

Từ khái niệm ban đầu về nhân cách tư lợi của Christie và Geis (1970), các nhà nghiên cứu đã phát triển thêm các định nghĩa cũng như các đặc điểm khác của nhân cách tư lợi. Wilson và cộng sự (1996), Gunnthorsdottir và cộng sự (2002) cho rằng nhân cách tư lợi được xem là như một chiến lược hành vi xã hội, có liên quan đến thao túng người khác để đạt được lợi ích cá nhân, thường là xâm phạm lợi ích của người khác. Mọi người đều có khả năng sử dụng hành động thao túng người khác ở một mức độ nào đó, nhưng một số người có nhiều hơn và sẵn sàng hơn những người khác. Những người mang nhân cách tư lợi được xem là những kẻ thích thao túng người khác và lừa gạt, đó là những người làm giảm tính xã hội của một nhóm. Nhân cách tư lợi nên được coi là một đặc điểm nhân cách có thể định lượng được. Định nghĩa này củng cố quan điểm của Christie và Geis (1970) khi xem xét nhân cách tư lợi có thể định lượng được và hành động thao túng người khác được xem là đặc tính nổi bật của nhân cách này.

Hawley (2003), Jones và Paulhus (2009) cho rằng những người có nhân cách tư lợi là các cá nhân tính thích ứng cao, là những người có thể thực sự có thể hợp tác và liên minh được với các đồng nghiệp nếu điều đó là có lợi cho họ, và đơi khi là những người thiếu đạo đức. Những người có nhân cách tư lợi là "những người kiểm soát một cách cưỡng chế" với một sự kết hợp tài tình giữa chiến thuật chống lại xã hội và việc đạt được những mục tiêu tốt nhất để thành công trong nghề nghiệp của

mình. Họ là những kẻ lạnh lùng, tính tốn, định hướng dài hạn và tác phong chiến lược. Họ có nhiều khả năng lừa đảo, nói dối, và phản bội người khác, nhưng không thường xuyên tham gia vào các hành vi chống đối xã hội cực kỳ tiêu cực như vậy. Định nghĩa này cho thấy các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến nhân cách tư lợi một cách khách quan khi xem xét sự thể hiện nhân cách là tuỳ thuộc vào tình huống.

Kessler và cộng sự (2010) cho rằng những người mang nhân cách tư lợi trong tổ chức là những người tin rằng việc sử dụng việc thao túng là cần thiết để đạt được mong muốn của người đó trong bối cảnh của mơi trường làm việc. Họ cịn là những người cảm thấy thoải mái với việc trục lợi những người khác và sẽ hành động như vậy vì nó là mang lại lợi ích cho họ. Đặc điểm chính của những người mang nhân cách tư lợi trong tổ chức là họ sẽ chỉ sử dụng chiến thuật thao túng và lừa đảo khi điều đó đem lại lợi ích khi làm vậy. Những người lao động này không nhất thiết phải vơ tâm, xấu tính, hoặc đầy thù hận, mà họ thực sự có thể sẵn lịng giúp đỡ và lễ phép, trong trường hợp làm việc đó họ sẽ lợi ích nhiều nhất. Định nghĩa này cho thấy nhân cách tư lợi được khẳng định nên xem xét một cách đa chiều và động lực của những người mang nhân cách tư lợi chính là lợi ích của bản thân họ.

Belschak và cộng sự (2015) cho rằng những người có nhân cách tư lợi trong tổ chức là những người mang tính tư lợi và hướng đến mục tiêu. So với những người khơng có nhân cách tư lợi, họ bị thúc đẩy nhiều bởi sự ích kỷ hơn bởi các động lực vì lợi ích chung của xã hội. Họ tham gia vào các sinh hoạt xã hội chủ yếu vì những lý do như tự hồn thiện mình và gây ấn tượng với quản lý. Những người có nhân cách tư lợi có thể rất hiệu quả và có thể sử dụng cả hai chiến thuật là hành động vì lợi ích chung của xã hội hoặc thao túng người khác để đạt được mục tiêu của mình, và do đó các tổ chức khơng nên tránh đi vì họ có thể dễ dàng là thành viên tiềm năng. Quan điểm đa chiều sẽ cho thấy rằng người có nhân cách tư lợi trong tổ chức không phải lúc nào cũng lừa dối và phá hoại. Trong một số trường hợp, họ có thể đóng góp để xây dựng tổ chức và hành động vì lợi ích chung. Định nghĩa xem xét những người mang nhân cách trong tổ chức và thể hiện tính đa chiều khi xác định họ cũng có những mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra khái niệm về những người mang nhân cách tư lợi cao nhằm phân biệt với những ngời mang nhân cách tư lợi thấp. Christie và Geis (1970) cho rằng những người có nhân cách tư lợi cao là “những người thích thao túng người khác nhiều hơn, giành chiến thắng nhiều hơn, ít tin tưởng người khác hơn, muốn thuyết phục người khác nhiều hơn và khác biệt đáng kể với những người có tư lợi thấp”. Họ thể hiện sự thao túng có hiệu quả, chẳng hạn như sẵn sàng để sử dụng chiến thuật để thao túng và hành động vơ định hình. Họ cịn được nhìn nhận như một kẻ hồi nghi, khơng đáng tin cậy.

Mudrack và Mason (1995), Sakalaki và cộng sự (2007) cho rằng những người có nhân cách tư lợi cao nhìn chung là "những người có một cái đầu lạnh", biểu hiện như là người có lập trường cơ hội và tách rời với các chuẩn mực xã hội. Họ thường có xu hướng tìm kiếm việc tối đa hóa lợi nhuận kinh tế của họ và khơng tin tưởng các đối tác kinh tế tiềm năng của họ. Họ là kẻ hoài nghi, đáng ngờ, động lực chính là sự tự quan tâm và cách ly mình, và họ tương đối không quan tâm đến việc cân nhắc những vấn đề như việc giữa các cá nhân với nhau, đạo đức và luân lý thông thường. Dahling và cộng sự (2009) cho rằng những người có nhân cách tư lợi cao là những người "bỏ qua các tiêu chuẩn đạo đức và chú tâm vào lợi ích trong hành động của mình, từ đó đạt được lợi ích bản thân từ các giá trị của người khác”. Họ cũng có thể được khái niệm như là "một người có xu hướng khơng tin người khác, sẵn lịng để thao túng người khác một cách vơ đạo đức, mong muốn tích lũy riêng cho chính mình, và mong muốn duy trì sự kiểm soát giữa các cá nhân". Họ nghĩ họ bản thân là những người thao túng người khác khéo léo, mặc dù trí tuệ cảm xúc tổng thể của họ không mạnh mẽ như họ nghĩ.

Furnham (2013), Paulhus (2014), Spain và cộng sự (2014) cho rằng những người có nhân cách tư lợi cao là những kẻ hồi nghi, bất lương, tin rằng việc thao túng giữa các cá nhân với nhau là chìa khóa cho sự thành cơng của cuộc sống. Họ là những bậc thầy lão luyện trong việc thao túng người khác, theo đuổi định hướng thao túng người khác một cách có toan tính trong dài hạn. Đặc tính thường thấy là : nhẫn tâm, thích thao túng người khác, phi đạo đức (xuất hiện ở một số nhân viên văn

phòng), thể hiện sự mong muốn được hồ nhập thấp, khả năng có thể cảm thơng thấp và quan điểm tích cực về người khác rất thấp.

Một số định nghĩa về những người mang nhân cách tư lợi và những người mang nhân cách tư lợi cao được tổng hợp trong Bảng 2.4.

Định nghĩa về những người mang nhân cách tư lợi Tác giả - Nhân cách tư lợi được xem là như một chiến lược hành vi xã hội, có liên quan đến thao túng người khác để đạt được

lợi ích cá nhân, thường là xâm phạm lợi ích của người khác. Nhân cách tư lợi nên được coi là một đặc điểm nhân cách có thể định lượng được.

- Những người mang nhân cách tư lợi còn được coi là những kẻ thích thao túng người khác và lừa gạt, đó là những người làm giảm tính xã hội của một nhóm.

Wilson và cộng sự (1996) Gunnthorsdottir và cộng sự (2002) - Những người có nhân cách tư lợi là các cá nhân tính thích ứng cao, là những người có thể thực sự có thể hợp tác và

liên minh được với các đồng nghiệp nếu điều đó là có lợi cho họ, và đơi khi là những người thiếu đạo đức.

- Họ có sự kết hợp tài tình giữa chiến thuật chống lại xã hội và việc đạt được những mục tiêu tốt nhất để thành cơng trong nghề nghiệp của mình. Họ là những kẻ lạnh lùng, tính tốn, định hướng dài hạn và tác phong chiến lược. Họ có nhiều khả năng lừa đảo, nói dối, và phản bội người khác nhưng không thường xuyên tham gia vào các hành vi như vậy.

Hawley (2003) Jones và Paulhus

(2009) - Những người mang nhân cách tư lợi trong tổ chức là những người tin rằng việc sử dụng việc thao túng là cần thiết để

đạt được mục đích. Họ cịn là những người cảm thấy thoải mái với việc trục lợi những người khác.

- Họ sẽ chỉ sử dụng chiến thuật thao túng và lừa đảo khi điều đó đem lại lợi ích khi làm vậy, nhưng khơng nhất thiết phải vơ tâm, xấu tính, hoặc đầy thù hận, mà thực sự có thể sẵn lịng giúp đỡ và lễ phép, trong trường hợp làm việc đó họ sẽ lợi ích nhiều nhất.

Kessler và cộng sự (2010)

- Những người có nhân cách tư lợi trong tổ chức là những người mang tính tư lợi và hướng đến mục tiêu. So với những người khơng có nhân cách tư lợi, họ bị thúc đẩy nhiều bởi sự ích kỷ. Họ tham gia vào các sinh hoạt xã hội chủ yếu vì những lý do như tự hồn thiện mình và gây ấn tượng với quản lý.

- Họ có thể rất hiệu quả khi hành động vì lợi ích chung của xã hội đồng thời thao túng người khác để đạt được mục tiêu của mình, và do đó các tổ chức khơng nên tránh đi vì họ có thể dễ dàng là thành viên tiềm năng. Họ không phải lúc nào cũng lừa dối và phá hoại, trong một số trường hợp họ có thể đóng góp để xây dựng tổ chức và hành động vì lợi ích chung.

Belschak và cộng sự (2015)

- Những người có nhân cách tư lợi cao là “những người thích thao túng người khác nhiều hơn, giành chiến thắng nhiều hơn, ít tin tưởng người khác hơn, muốn thuyết phục người khác nhiều hơn và khác biệt đáng kể với những người có tư lợi thấp”. Họ thể hiện sự thao túng có hiệu quả, chẳng hạn như sẵn sàng để sử dụng chiến thuật để thao túng và hành động vơ định hình. Họ cịn được nhìn nhận như một kẻ hồi nghi, không đáng tin cậy.

Christie và Geis (1970) - Những người có nhân cách tư lợi cao nhìn chung là "những người có một cái đầu lạnh", biểu hiện như là người có lập

trường cơ hội và tách rời với các chuẩn mực xã hội.

- Họ thường có xu hướng tìm kiếm việc tối đa hóa lợi nhuận kinh tế của họ và khơng tin tưởng các đối tác kinh tế tiềm năng của mình. Họ là những kẻ hồi nghi, đáng ngờ, động lực chính là sự tự quan tâm và cách ly mình, và họ tương đối khơng quan tâm đến việc cân nhắc những vấn đề như việc giữa các cá nhân với nhau, hay đạo đức và luân lý thông thường.

Mudrack và Mason (1995) Sakalaki và cộng

sự (2007) - Những người có nhân cách tư lợi cao là những người "bỏ qua các tiêu chuẩn đạo đức và chú tâm vào lợi ích trong hành

động của mình, từ đó đạt được lợi ích bản thân từ các giá trị của người khác”.

- Họ cũng có thể được khái niệm như là "một người có xu hướng khơng tin người khác, sẵn lòng để thao túng người khác một cách vơ đạo đức, mong muốn tích lũy riêng cho chính mình, và mong muốn duy trì sự kiểm sốt giữa các cá nhân". Họ nghĩ họ bản thân là những người thao túng người khác khéo léo, mặc dù trí tuệ cảm xúc tổng thể của họ không mạnh mẽ như họ nghĩ.

Dahling và cộng sự (2009)

- Những người có nhân cách tư lợi cao là những kẻ hoài nghi, bất lương, tin rằng việc thao túng giữa các cá nhân với nhau là chìa khóa cho sự thành cơng của cuộc sống. Họ là những bậc thầy lão luyện trong việc thao túng người khác, theo đuổi định hướng thao túng người khác một cách có toan tính trong dài hạn.

- Đặc tính thường thấy là : nhẫn tâm, thích thao túng người khác, phi đạo đức (xuất hiện ở một số nhân viên văn phòng), thể hiện sự mong muốn được hồ nhập thấp, khả năng có thể cảm thơng thấp và quan điểm tích cực về người khác rất thấp.

Furnham (2013) Paulhus (2014) Spain và cộng sự

(2014)

Nguồn : tổng hợp của tác giả

quan điểm về những người mang nhân cách tư lợi ngày càng thể hiện tính đa chiều nhiều hơn so với quan điểm gốc ban đầu. Những người mang nhân cách tư lợi ngồi những đặc điểm tiêu cực đơi khi cịn có những đặc tính hữu ích cho tổ chức hoặc xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của lãnh đạo tư lợi đến sự kiệt sức về tinh thần, với vai trò trung gian của sự hoài nghi đối với tổ chức, trường hợp người lao động trong doanh nghiệp TP HCM (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)