.7 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của lãnh đạo tư lợi đến sự kiệt sức về tinh thần, với vai trò trung gian của sự hoài nghi đối với tổ chức, trường hợp người lao động trong doanh nghiệp TP HCM (Trang 68 - 75)

Các nghiên cứu liên quan

Các tác giả Biến độc lập Biến phụ thuộc

Kiazad và cộng sự (2010)

Lãnh đạo tư lợi - Sự lạm dụng trong kiểm soát (abusive supervision)

Wisse và Sleebos (2016)

Lãnh đạo tư lợi - Sự lạm dụng trong kiểm soát (chỉ với trường hợp lãnh đạo tự nhìn nhận vị trí cơng việc của họ rất quyền lực) Aryee và cộng sự (2008) Sự lạm dụng trong kiểm soát - Sự kiệt sức về tinh thần Wu và Hu (2009) Sự lạm dụng trong kiểm soát - Sự kiệt sức về tinh thần Spain và cộng sự (2016)

Lãnh đạo tư lợi - Sự căng thẳng

- Sự kiệt sức về tinh thần - Hành xử của cấp dưới. Volmer và cộng sự

(2016)

Lãnh đạo tư lợi - Sự kiệt sức về tinh thần của cấp dưới

- Sự thoả mãn nghề nghiệp của cấp dưới

Thomas và Gupta (2018)

Sự hoài nghi đối với tổ chức - Sự kiệt sức về tinh thần - Các thành phần khác của tổ chức Johnson và O’Leary- Kelly (2003)

Sự hoài nghi đối với tổ chức

- Sự kiệt sức về tinh thần - Sự hài lịng cơng việc

Naseer và cộng sự (2017)

Sự hoài nghi đối với tổ chức

- Sự kiệt sức về tinh thần (yếu tố tâm lý của nhân viên là biến điều tiết)

- Hành vi gây hại cho tổ chức Gkorezis và cộng sự

(2015)

Lãnh đạo tư lợi - Sự kiệt sức về tinh thần - Sự hoài nghi đối với tổ chức Stradovnik và Stare

(2018)

Lãnh đạo tư lợi - Sự kiệt sức về tinh thần - Sự hoài nghi đối với tổ chức

Nguồn : tổng hợp của tác giá.

Từ bảng 2.11 có thể nhận thấy những vấn đề sau :

Một là, theo lập luận của các nhà nghiên cứu gần đây thì lãnh đạo tư lợi sẽ làm gia tăng sự lạm dụng trong kiểm soát, và sự lạm dụng này lại có tương quan cùng chiều với sự kiệt sức về tinh thần. Dựa vào cơ sở đó, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lãnh đạo tư lợi cũng làm gia tăng sự kiệt sức về tinh thần. Từ đó, giả thuyết H1 được đề xuất như sau :

H1. Lãnh đạo tư lợi có tương quan cùng chiều đến sự kiệt sức về tinh thần của nhân viên trong tổ chức.

Hai là, các nghiên cứu gần đây cho thấy sự hoài nghi đối với tổ chức sẽ tác động đến các mặt của tổ chức trong đó có sự kiệt sức về tinh thần. Từ đó, giả thuyết H2 được đề ra như sau :

H2. Sự hồi nghi đối với tổ chức có tương quan cùng chiều với sự kiệt sức về tinh thần của nhân viên.

Ba là, dù mối quan hệ giữa lãnh đạo tư lợi và sự hoài nghi đối với tổ chức chỉ được làm rõ qua các nghiên cứu gần đây, nhưng mối quan hệ này cũng cần được làm rõ để tìm hiểu các ảnh hưởng tiêu cực của lãnh đạo tư lợi đến tổ chức. Từ đó, giả thuyết H3 được đề ra như sau :

H3. Lãnh đạo tư lợi có tương quan cùng chiều đến sự hoài nghi đối với tổ chức của nhân viên.

2.8.4. Mơ hình nghiên cứu.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất với 03 giả thuyết nghiên cứu được thể hiện trong Hình 2.12 sau đây.

Hình 2.12 Mơ hình nghiên cứu đề xuất.

2.9. Tóm tắt.

Chương này đã tổng hợp lý thuyết nền là thuyết duy trì nguồn lực và các khái niệm nghiên cứu chính bao gồm: sự kiệt sức về tinh thần, sự hoài nghi đối với tổ chức và lãnh đạo tư lợi. Đồng thời giới thiệu các nghiên cứu liên quan đến các khái niệm để từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu bao gồm 3 giả thuyết nghiên cứu. Tiếp theo, chương 3 sẽ giới thiệu quy trình và phương pháp nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đã đề ra.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.

3.1. Giới thiệu.

Chương này chủ yếu thảo luận về các phương pháp và quy trình nghiên cứu để kiểm định những giả thuyết trên, bao gồm 4 nội dung chính. Đầu tiên, các phương pháp nghiên cứu được thảo luận để làm cơ sở lựa chọn phương pháp thích hợp và xây dựng quy trình nghiên cứu. Tiếp theo, dựa vào các lý thuyết được trình bày trong chương 2 để tiến hành diễn giải và thiết kế các thang đo các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu, tiến hành thảo luận cặp đôi để đánh giá các thang đo đã được sử dụng từ các nghiên cứu trước đây. Sau đó, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ và tiến hành nghiên cứu sơ bộ để đánh giá sự phù hợp của các thang đo. Cuối cùng, thiết kế chương trình nghiên cứu chính để kiểm định giả thuyết.

3.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu.

Vấn đề về phương pháp đó là sự lựa chọn về mặt cơ bản giữa phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp. Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), về mặt quan điểm luận khoa học, nghiên cứu định tính dựa trên cơ sở của hệ nhận thức chủ quan, nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở của hệ nhận thức khách quan và nghiên cứu hỗn hợp dựa vào hệ nhận thức thực dụng. Về mặt nhận thức luận, nghiên cứu định lượng cho rằng tri thức khoa học độc lập với nhà nghiên cứu, nghiên cứu định tính cho rằng tri thức khoa học phụ thuộc vào nhà nghiên cứu và nghiên cứu hỗn hợp khơng quan tâm đến vấn đề này mà là tính thực dụng của nó. Về mặt phương pháp luận, nghiên cứu định tính dựa chủ nghĩa diễn giải theo nguyên tắc quy nạp, nghiên cứu định lượng dựa trên chủ nghĩa thực chứng trên nguyên tắc suy diễn và nghiên cứu hỗn hợp dựa vào hệ nhận thức thực dụng là sử dụng kết hợp cả hai loại trên. Dựa trên cơ sở triết học và ba hệ nhận thức khoa học khác nhau, các hướng đi của các cách tiếp cận rất khác nhau.

Ngồi ra, theo Nguyễn Đình Thọ (2014) đặc điểm của nghiên cứu định tính phù hợp với việc xây dựng các lý thuyết khoa học hơn và nghiên cứu định lượng phù hợp với kiểm định lý thuyết hơn. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng không thể tách rời giữa khám phá và kiểm định lý thuyết khoa học và đây là chỗ của trường phái hỗn

hợp. Vì vậy, trường phái phối hợp giữa định tính và định lượng dần dần được chấp nhận trong nghiên cứu khoa học.

Trong bối cảnh của nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu định lượng là cần thiết để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên, các khái niệm trong mơ hình được đánh giá là cịn khá mới ở Việt Nam. Vì vậy điều kiện cụ thể tại Việt Nam thì các khái niệm này cần được đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết để phù hợp hơn. Trong trường hợp này, cần thiết phải sử dụng phương pháp nghiên cứu nghiên cứu định tính. Từ những phân tích trên cho thấy, chiến lược phù hợp nhất cho nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong đó, nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh bổ sung thang đo khi cần thiết và nghiên cứu định lượng dùng để kiểm định các giả thuyết của mơ hình lý thuyết.

3.3. Quy trình nghiên cứu.

Từ phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được lựa chọn, quy trình nghiên cứu được được thực hiện theo ba bước và được thể hiện ở Hình 3.1 như sau.

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu.

Nguồn : tham khảo từ Nguyễn Đình Thọ (2014)

3.4. Xây dựng thang đo.

Như đã trình bày trong chương 2, ba khái niệm cần được đo lường gồm: lãnh đạo tư lợi, sự hoài nghi đối với tổ chức và sự kiệt sức về tinh thần của nhân viên. Trong đó, khái niệm sự hồi nghi đối với tổ chức đo lường bằng thang đo đa hướng (multidimentional construct), các khái niệm lãnh đạo tư lợi và sự kiệt sức về tinh thần được đo lường bằng thang đo đơn hướng (unidimentional construct).

3.4.1. Thang đo lãnh đạo tư lợi.

Với bối cảnh Việt Nam và việc thu thập tự đánh giá nhân cách lãnh đạo là không đơn giản. Ngồi ra, Nguyễn Đình Thọ (2014, tr304) cho rằng biến thiên đo

lường phương pháp (Common Method Variance – CMV) có thể làm kết quả nghiên cứu bị sai lệch. Vì thế để giảm thiểu CMV, có thể thay đổi đối tượng phỏng vấn và nguồn dữ liệu; ví dụ nếu muốn nghiên cứu tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên thì có thể đo lường phong cách này từ nhân viên. Các nghiên cứu của Gkorezis và cộng sự (2015); Stradovnik và Stare (2018) cũng sử dụng cách đo lường này cho khái niệm lãnh đạo tư lợi. Vì vậy, khái niệm lãnh đạo tư lợi sẽ được đo lường thông qua cảm nhận của nhân viên cấp dưới trực thuộc người lãnh đạo đó, các phát biểu cần phải được chỉnh sửa theo dạng cảm nhận của nhân viên về lãnh đạo của mình khi tiến hành dịch thuật.

Các thang đo về nhân cách tư lợi nói riêng và ba mặt tối nói chung được phát triển theo thời gian. Khái niệm về lãnh đạo tư lợi có thể được đo lường bằng các thang đo riêng về nhân cách này hoặc thông qua những thang đo chung cho ba mặt tối. Một số thang đo đơn hướng riêng cho nhân cách tư lợi đã được các nhà nghiên cứu sử dụng có thể kể đến như Mach IV, Mach VI, Trimmed Machiavellianism Scale (MACH*). Một số thang đo chung có thể kể đến như Short Dark Triad (SD3) và The Dirty Dozen (DD).

LeBreton và cộng sự (2018) đã đề cập rằng thang đo Mach IV thể hiện không nhất quán. Paulhus và Jones (2015) đã thống kê việc sử dụng các thang trên để đo lường cũng như độ tin cậy của chúng. Kết quả cho thấy thang đo Mach IV, Mach VI và MACH* thể hiện không nhất quán, riêng Mach VI và MACH* chưa được kiểm định lại và hiệu quả đo lường không bằng thang gốc là Mach IV. Kết quả cũng cho thấy thang đo SD3 có độ tin cậy và giá trị cấu trúc cao hơn với DD khi đo lường về nhân cách tư lợi, đồng thời khi so sánh với thang đo trước đó là Mach IV thì SD3 ngắn gọn về dễ trả lời hơn với các đối tượng khảo sát. Chính vì vậy những lý do đó mà nghiên cứu này sử dụng thang đo SD3. Thang đo Short Dark Triad (SD3) được xây dựng bởi Jones và Paulhus (2014), thang đo này một sự rút gọn từ các thang đo trước đó và đang sử dụng trong các nghiên cứu gần đây.

Bản gốc tiếng Anh của thang đo này được thể hiện trong Phụ lục. Kết quả dịch thuật ban đầu của thang đo này thể hiện cụ thể như Bàng 3.1 như sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của lãnh đạo tư lợi đến sự kiệt sức về tinh thần, với vai trò trung gian của sự hoài nghi đối với tổ chức, trường hợp người lao động trong doanh nghiệp TP HCM (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)