CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát
Sau quá trình thu nhập mẫu bằng bảng câu hỏi khảo sát và quá trình gạn lọc các phiếu trả lời không hợp lệ (bao gồm các trường hợp: là nam, không ở TP. HCM, chưa từng mua hàng trực tuyến, không nằm trong độ tuổi giới hạn), tác giả thu được 247 bảng câu trả lời phù hợp để thực hiện phân tích định lượng.
Bảng 4.1: Bảng thống kê bảng trả lời
Nguồn: Tác giả
HÌNH THỨC SỐ LƯỢNG GỬI ĐI SỐ LƯỢNG PHẢN HỒI SỐ LƯỢNG HỢP LỆ
Khảo sát trực tuyến 300 281 247
Đặc điểm mẫu được mô tả như sau: - Thống kê độ tuổi của mẫu:
Bảng 4.2: Bảng thống kê độ tuổi mẫu
Nguồn: Tác giả
ĐỘ TUỔI SỐ LƯỢNG PHẦN TRĂM
Từ 18 – 22 tuổi 172 69.6%
Từ 23 – 26 tuổi 59 23.9%
Từ 27 – 40 tuổi 16 6.5%
Hình 4.1. Biểu đồ thống kê độ tuổi mẫu
Nguồn: Tác giả
Độ tuổi của người được khảo sát chiếm số lượng lớn nhất là từ 18 đến 22 tuổi với 172 người được khảo sát (69.6%). Độ tuổi có số lượng lớn thứ hai là từ 23 đến 26 tuổi với 59 người được khảo sát (23.9%). Độ tuổi từ 27 đến 40 tuổi với 16 người chiếm số lượng ít nhất trong số lượng người được khảo sát (6.5%).
Nhóm tuổi từ 18 đến 22 phần đơng là sinh viên, trong xã hội hiện đại ngày càng trẻ hóa, với sự phổ biến của mạng xã hội, nhu cầu trang điểm của giới trẻ ngày càng cao. Từ 23 đến 26 tuổi là độ tuổi vừa ra trường bước vào mơi trường làm việc của sinh viên, do đó nhu cầu làm đẹp vẫn cao. Đối với nhóm đối tượng từ 27 đến 40 tuổi, đây là độ tuổi thường đã có gia đình nên mức độ sử dụng mỹ phẩm có giảm xuống so với hai nhóm trước.
- Thống kê mức thu nhập của mẫu:
Bảng 4.3: Bảng thống kê thu nhập mẫu
Nguồn: Tác giả
MỨC THU NHẬP SỐ LƯỢNG PHẦN TRĂM
Dưới 5 triệu đồng 163 66%
Từ 5 đến 10 triệu đồng 59 23.9%
Từ 11 đến 20 triệu đồng 18 7.3%
Trên 20 triệu đồng 7 2.8%
Tổng cộng 247 100%
Hình 4.2. Biểu đồ thống kê thu nhập mẫu
Nguồn: Tác giả
Mức thu nhập chiếm đa số là dưới 5 triệu đồng mỗi tháng với 163 người được khảo sát (66%). Mức thu nhập này là phù hợp với phần đông người được khảo sát là trong độ tuổi sinh viên chưa có việc làm. Mức thu nhập có số lượng chiếm vị trí thứ hai là mức từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi tháng với số lượng 59 người được khảo sát (23.9%). Có 18
người có thu nhập từ 11 đến 20 triệu đồng mỗi tháng (7.3%). Với mức từ 20 triệu đồng mỗi tháng trở lên có 7 người được khảo sát (2.8%).
- Thống kê nghề nghiệp của mẫu:
Bảng 4.4: Bảng thống kê nghề nghiệp mẫu
Nguồn: Tác giả
NGHỀ NGHIỆP SỐ LƯỢNG PHẦN TRĂM
Học sinh – Sinh viên 170 68.8%
Nhân viên văn phòng 38 15.4%
Quản lý 5 2%
Tự do 34 13.8%
Tổng cộng 247 100%
Hình 4.3. Biểu đồ thống kê nghề nghiệp mẫu
Chiếm tỉ lệ lớn nhất (68.8%) trong số lượng mẫu là Học sinh – Sinh viên với 170 người được khảo sát. Tiếp theo là 38 người là Nhân viên văn phòng được khảo sát chiếm 15.4%. Số người được khảo sát là Lao động tự do chiếm 13.8% với 34 người. Còn lại tỉ lệ thấp nhất là Quản lý với 5 người chiếm 2%.