PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 52)

5.1 Kết luận.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Thôn Thủy Diện, xã Phú Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng đồng quản lý:

+ Địa bàn thôn khép kín, dễ quản lý, người dân trong thôn có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, khả năng tự quản tốt.

+Chi hôi trưởng đồng thời là trưởng thôn có uy tín, phát huy được sự tham gia của toàn bộ người dân trong thôn (không chỉ có thành viên chi hội) trong các hoạt động (ví dụ: bắt các vụ vi phạm đánh bắt trái phép…)

+Vùng mặt nước của FA chưa được cắm mốc và trao quyền nhưng đã có ranh giới rõ rang do được các hộ rào chắn bằng cách vây lưới

+ Tham gia mạng lưới FA từ tháng 5/2006. Được chia sẻ kinh nghiệm quản lý, hoạt động hội, được tìm hiểu về mô hình đồng quản lý, được hỗ trợ thành lập chi hội, tạo mối liên kết giữa các chi hội, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

+ Được dự án IMOLA hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thành lập chi hội, được dự án quản lý tài nguyên ven biển tập huấn kỹ thuật, kỹ năng quản lý tài nguyên.

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nguồn thu quan trọng của hộ, nhận thấy được mức độ rủi ro của việc nuôi chuyên tôm người dân chuyển sang nuôi xen ghép và duy trì hình thức nuôi này hiệu quả, thể hiện ở 100% số hộ có ao trong thôn đều nuôi xen ghép.

- Với hoạt động khai thác đánh bắt tự nhiên, sản lượng đánh bắt giảm và người dân khắc phục bằng cách mua sắm thêm ngư cụ, và Lừ đang là ngư cụ được ưa chuộng. Vì vậy số lượng hộ có Lừ và số lượng lừ/hộ ngày càng tăng. Du nhập vào thôn năm 2006, ban đầu mới chỉ một vài hộ có lừ và chỉ khoảng 10-20 chel/ hộ, đến nay tăng lên 30-40 chel/ hộ và 50% số hộ có lừ

quan đến thuỷ sản là nuôi trồng và khai thác đánh bắt tự nhiên thì hộ còn tham gia vào các hoạt động khác như buôn bán, đi làm xa…

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế như sau:

- Chi hội nghề cá chỉ hoạt động tốt và có hiệu quả trong những năm đầu, khi đang còn sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của dự án, còn sau đó chi hội hoạt động kém hiệu quả hẳn.

- Chi hội nghề cá đã thành lập được hơn 5 năm nhưng đến nay vẫn chưa có hoạt động gì nhiều, chưa thể hiện được vai trò của mình trong quản lý tài nguyên và cải thiện đời sống người dân trong thôn.

- Vẫn còn trường hợp sử dụng ngư cụ hủy diệt để đánh bắt nhưng chưa cso cách nào để cấm họ.

Song có thể kết luận: hệ thống hội nghề cá cơ sở là tổ chức tiềm năng để có thể trở thành đối tác chiến lược của nhà nước trong việc thực hiện đồng quản lý tài nguyên đầm phá.

5.2 Kiến nghị.

Hoạt động quản lý tài nguyên của chi hội Nghề cá, với đối tác chính là hệ thống hội Nghề cá cơ sở, là một hình thức đồng quản lý nghề cá hay quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý này cần có sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền các cấp, các tổ chức, dự án trong việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chi hội hoạt động, chẳng hạn như cần có một quy chế quản lý tài nguyên thống nhất tại tất cả các chi hội trên toàn huyện.

Một thực trạng đang chờ giải quyết ở thôn Thủy Diện đó là việc mở rộng đường thủy đạo làm cho một số hộ bị lấy bớt diện tích nhưng đến nay vẫn chưa có đền bù hay hỗ trợ gì từ chính quyền các cấp, vì vậy cần giải quyết sớm vấn đề này để người dân có thể ổn định cuộc sống.

Chi hội nghề cá Thủy Diện mặc dù chưa có hoạt động gì nhiều nhưng chi hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bắt các vi phạm khai thác trái phép trên địa bàn thôn nhiều năm qua nhưng chi hội lại chỉ được tịch thu ngư cụ, xử phạt hành chính, viết giấy cam kết không vi phạm, còn các vụ nặng hoặc kháng cự thì đưa về xã giải quyết, thỉnh thoảng xã trích cho chi hội 10%/vụ, chi hội không được thu phí xử phạt và phần xã trích cũng không đủ để chi hội chi

tiền xăng đuổi bắt nên không khích lệ được công tác đuổi bắt.

Hoạt động quản lý của chi hội sẽ thuận lợi hơn khi có quy hoạch, quy chế quản lý cụ thể, được trao quyền quản lý mặt nước. Lúc này, chi hội sẽ có quyền để thực hiện các hoạt động quản lý hơn như thu thuế khai thác, quy định số lượng ngư cụ, quy định kích cỡ mắt lưới..., khi đó việc quản lý của chi hội sẽ có hiệu quả hơn. Do đó, cần nhân rộng mô hình này ra các chi hội khác để có thể sử dụng nguồn tài nguyên đầm phá một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w