Vùng ao vây lưới ở xã Phú Xuân có đặc điểm là chủ yếu do người dân tự xây dựng, tự vây lưới để nuôi chứ chưa sắp xếp được vùng ao vây theo quy hoạch. Các ao nuôi chưa có sổ đỏ nhưng được xã đồng ý cho sử dụng diện tích mặt nước để nuôi hoặc khai thác.
Từ trước đến nay việc quản lý vùng ao vây lưới trên địa bàn xã đều theo hình thức cả Nhà nước và nhân dân cùng quản lý. Xã quản lý về mặt nhà
nước trong các lĩnh vực như số hộ, diện tích mặt nước, xử lý vi phạm trong khai thác, quy hoạch luồng lạch, thủy đạo và thu phí theo quy định của nhà nước còn các ao nuôi của các hộ là do các hộ tự quản lý, tự nuôi, tự bảo vệ.
Năm 2006, chi hội nghề các được thành lập dưới sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật của dự án IMOLA. Tuy nhiên đây mới chỉ là chi hội điểm, hội viên là các hộ có ao nuôi gần nhau, nằm trong khu vực được chọn làm điểm. Số hội viên ít và sau khi thành lập đến nay hầu như chi hội chưa có hoạt động gì nhiều, hơn nữa chi hội chỉ quản lý trong vùng ao vây chắn của chi hội còn bên ngoài thì của hộ nào do hộ đó tự quản lý nên vai trò của chi hội trong quản lý vùng ao vây lưới của xã là không đáng kể.
Bảng 4.6 Các hoạt động cải tiến quản lý tài nguyên và xây dựng ĐQL tại xã Phú Xuân
Hoạt động xây dựng ĐQL tài nguyên
Thực trạng quản lý so với mong muốn (%)
Vai trò của FA
Phát triển chi hội 16 1
Xây dựng và kiện toàn tổ chức chi hội
Sắp xếp lại nò sáo 5 3
Mở rộng thủy đạo 100 3
Tổ chức các nhóm chuyên trách tuần tra
và bảo vệ 50 1
Xử lý vi phạm khai thác hủy diệt 40 2
Hỗ trợ cải tiến kỷ thuật và khuyến ngư, tổ
chức tập huấn cho hội viên 10 3
(Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, 2011)
Chú thích: Vai trò của FA 1. Đóng vai trò chủ đạo 2. Tham gia
3. Không có vai trò gì đáng kể