Dưới đây là một số hình ảnh trên mô tả về ao vây tại điểm nghiên cứu. Khác với những cộng đồng ngư ven phá khác, cộng đồng ngư tại thôn Thủy Diện có một loại hình nuôi trồng thủy sản rất đặc trưng đó là nuôi trồng thủy sản trong ao vây lưới. Ao vây lưới là loại ao không phải được đắp bờ bằng đất mà được vây chắn bằng lưới, có các cọc tre cắm xuống phá làm điểm tựa và tạo thành khung cho ao.
Ảnh 2: Cận cảnh ao vây lưới tại thôn Thủy Diện (Ảnh chụp, 2011)
Trong ao vây lưới này người dân có thể thả giống các loại tôm, cá để nuôi, cũng có thể chỉ khai thác các loài tự nhiên trong ao.
Bảng 4.5 dưới đây sẽ thể hiện các hoạt động sản xuất thủy sản trong ao vây lưới tại điểm nghiên cứu qua các năm.
Bảng 4.5 Hoạt động NTTS trong ao vây qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010
Hộ nuôi chuyên tôm Hộ 0 0 0 0
Hộ nuôi xen ghép Hộ 130 140 148 140
Diện tích NTTS Ha 250 250 240 200
Bình quân sản lượng/hộ Tấn 1 1,5 1 0,9
(Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, 2011)
Các hộ có ao vây chắn trước đây thường chỉ khai thác trong ao, đến năm 1995 mới bắt đầu có một số hộ nuôi chuyên tôm, năm 2000 thì hầu hết các hộ đều nuôi. Bắt đầu từ năm 2007 hình thức nuôi xen ghép nhiều đối tượng trong cùng một ao xuất hiện và được duy trì đến nay trong toàn thôn thì không còn hộ nào nuôi chuyên tôm nữa. Tuy nhiên số hộ nuôi xen ghép cũng có sự thay đổi qua các năm, năm 2007 số hộ nuôi xen ghép trong thôn là 130 hộ, năm 2008 là 140 hộ, năm 2009 tăng lên 148 hộ nhưng đến năm 2010 số hộ nuôi lại giảm xuống còn 140 hộ. Những năm trước số hộ nuôi tăng lên do
các hộ tách hộ hoặc xây dựng gia đình được chia diện tích ao, còn năm 2010 số hộ lại giảm xuống là do một số hộ năm 2009 nuôi, bỏ vốn thì nhiều đặc biệt là tôm mà bị dịch bệnh, mầm bệnh do nguồn giống không đảm bảo, do môi trường ô nhiễm dẫn đến thua lỗ nên năm 2010 không nuôi nữa mà chỉ khai thác trong ao, cũng có một số hộ mới tách ra chưa đủ vốn, kinh nghiệp để nuôi nên chỉ khai thác. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này nuôi xen ghép vẫn là loại hình nuôi đem lại hiệu quả và an toàn nhất. Sở dĩ người dân chọn hình thức nuôi xen ghép là vì nuôi chuyên tôm mặc dù lợi nhuận cao hơn nhưng mức độ rủi ro cũng rất cao, đặc biệt trong tình hình môi trường nuôi ngày càng xấu, dịch bệnh ngày càng nhiều như hiện nay.
Hộp 1: Nhận xét về các loại hình nuôi
Theo ông Nguyễn Tước, một thành viên trong Ban chấp hành CHNC Thủy Diện thì: “...nuôi ghép rứa lợi nhuận có thấp hơn thật chớ mà an toàn. Nuôi chắc tôm, mất là mất trắng chớ nuôi như ri có mất con ni hắn còn con khác đỡ cho...”
Phỏng vấn hộ thôn Thủy Diện, 2011 Về diện tích nuôi trồng thủy sản, qua các năm cũng có sự thay đổi, trước năm 2009 diện tích nuôi trồng trên toàn thôn là 250 ha, đến năm 2009 giảm 10 ha còn 240 ha, sự thay đổi này của diện tích nuôi trồng thủy sản là do năm 2009 có hoạt động mở rộng thủy đạo nên một số hộ bị giảm diện tích, tổng diện tích bị giảm trên địa bàn thôn là 10 ha. Đến năm 2010 diện tích nuôi còn khoảng 200 ha do có một số hộ có ao nhưng không nuôi trồng mà chỉ khai thác các đối tượng tự nhiên trong ao.