Hỗ trợ sản xuất thủy sản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 38)

Hoạt động hỗ trợ sản xuất thủy sản hầu như không có hỗ trợ nào đáng kể từ trước đến nay và trong các hoạt động này vai trò của chi hội không có gì đáng kể. Trong hoạt động hỗ trợ hội viên chuyển đổi nghề nghiệp, năm 2010 Phòng lao động thương binh huyện có về điều tra hỗ trợ chuyển đổi nghề, dạy nghề cho các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ bị mất diện tích (tiền ăn, tiền xăng xe…) nhưng chưa làm được vì người đăng ký học ít và chủ yếu là học may. Mong muốn của thôn là được tổ chức dạy nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ có nhu cầu để đảm bảo cuộc sống cho các hộ.

Hoạt động hỗ trợ cải tiến kỷ thuật và khuyến ngư, tổ chức tập huấn cho hội viên 1 năm chỉ có được 1-2 lớp tập huấn, năm có, năm không. Các lớp tập huấn lại tổ chức trên xã, huyện nên nhiều người dân không được tham gia. Hoạt động này mới chỉ đạt được 10% so với mong muốn. Nhu cầu của người dân là tổ chức các lớp tập huấn tại thôn, khoảng 2 lớp/năm.

Hoạt động hỗ trợ hội viên tiếp cận vốn sản xuất từ trước nay chưa có hỗ trợ nào, và mong muốn của người dân là hỗ trợ các hộ vay vốn sản xuất, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Hỗ trợ dịch vụ sản xuất thủy sản và tiêu thụ sản phẩm cũng chưa có hỗ trợ nào việc mua giống, thức ăn hay bán sản phẩm đều do người dân tự liên hệ. Mua giống thì phải đi các tỉnh khác, bán sản phẩm thì thông qua

các thương lái về thu mua nên thường bị ép giá. Người dân mong muốn trong thời gian tới có hợp tác xã cung cấp đầu vào và hỗ trợ thu mua sản phẩm ngay tại địa phương để có thể ổn định sản xuất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w