cứu
4.2.1 Đặc điểm tài nguyên và phân vùng quản lý, sử dụng tài nguyên vùng nghiên cứu vùng nghiên cứu
Với lợi thế là một xã ven đầm phá có chiều dài đầm phá trên 11,5 km và diện tích mặt nước khá rộng, các hoạt động sản xuất thủy sản ở xã Phú Xuân khá đa dạng, có hoạt động khai thác di động, có hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ (bao gồm nuôi xen ghép và nuôi chuyên tôm), đặc biệt khác với các cộng đồng ngư ven phá khác ở đây có thêm loại hình nuôi trồng thủy sản trong ao vây lưới trên đầm phá. Các hoạt động sản xuất thủy sản có sự phân vùng, tách biệt nhau, khai thác di động chỉ được thực hiện trên các luồng lạc, đường thủy đạo, hoạt động nuôi trồng thủy sản được thực hiện trong các ao riêng của từng hộ.
Bảng 4.3 dưới đây thể hiện đặc điểm tài nguyên và phân vùng, sử dụng tài nguyên hiện tại (năm 2010) ở xã Phú Xuân.
Bảng 4.3: Đặc điểm tài nguyên và phân vùng quản lý, sử dụng tài nguyên
Chỉ tiêu ĐVT Toàn xã Thôn Thủy Diện
DT vùng KT-thủy đạo Ha 115 30
DT NTTS Ha 434,12 200
DT nuôi chuyên tôm Ha 183,82 0
DT nuôi xen ghép Ha 250,3 200
DT ao vây Ha 240 240
Số hộ KT di động Hộ 420 29
Số hộ NTTS nước lợ Hộ 630 140
Số hộ có ao vây Hộ 150 150
Sản lượng khai thác tự nhiên Tấn 189 13
Sản lượng NTTS Tấn 208,5 125
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã 2010, phỏng vấn người am hiểu, 2011)
Theo số liệu năm 2010 ở thôn Thủy Diện và xã Phú Xuân cho thấy: Diện tích vùng thủy đạo khai thác di động của toàn xã là 115 ha trong đó thôn Thủy Diện là 30 ha (chiếm tỉ lệ 20%). Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 của toàn xã là 434,12 ha trong đó diện tích nuôi chuyên tôm là 183,82 ha, diện tích nuôi xen ghép là 250,3 ha. Ở thôn Thủy Diện diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 200 ha, ở đây 100% các hộ đều nuôi xen ghép nên diện tích nuôi chuyên tôm là 0. Diện tích ao vây của toàn xã là 240 ha và trong xã cũng chỉ có mỗi thôn Thủy Diện là có loại hình nuôi này nên 240 ha cũng là diện tích ao vây của thôn Thủy Diện.
Xã Phú Xuân có 6 thôn có hoạt động sản xuất thủy sản có liên quan đến đầm phá thì có 420 hộ tham gia khai thác di động trên đầm phá, trong đó thôn Thủy Diện có 29 hộ chiếm 6,9% so với toàn xã. Số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản trên đầm phá trong năm 2010 của toàn xã là 630 hộ, của thôn Thủy Diện là 140 hộ chiếm tỉ lệ 22,22% trong toàn xã. Số hộ có ao vây của thôn Thủy Diện cũng chính là số hộ có ao vây của toàn xã, đến thời điểm hiện tại ở cộng đồng có 150 hộ có ao vây trong đó có 140 hộ nuôi trồng trong đó còn 10 hộ chỉ khai thác trong ao mà không thả giống nuôi.
trong năm 2010 như sau: sản lượng khai thác tự nhiên toàn xã thu được 189 tấn trong đó thôn Thủy Diện đóng góp 13 tấn, chiếm 6,88%. Hoạt động nuôi trồng thủy sản năm 2010 trong toàn xã thu được 208,5 tấn trong đó thôn Thủy Diện đóng góp 125 tấn chiếm 60 %. Sở dĩ diện tích nuôi trồng thủy sản của thôn Thủy Diện không lớn nhưng đóng góp về sản lượng của thôn Thủy Diện khá lớn là do diện tích nuôi chuyên tôm của xã năm 2010 bị dịch bệnh 100%, chi phí dập dịch lên đến 63,9 triệu đồng, lỗ khoảng 5,9 tỷ đồng. Sau dịch bệnh người dân tiến hành thả nuôi xen ghép các loại cua, tôm, cá để tạo thêm thu nhập, do đó chỉ thu được khoảng 50 tấn cua, cá, tôm các loại.