Khác với các cộng đồng ven phá khác là người khai thác nhiều hơn người nuôi trồng còn ở thôn Thủy Diện chỉ những hộ không có ao hoặc có ao nhưng ao nhỏ, hoàn cảnh kinh tế khó khăn mới tham gia khai thác tự nhiên. Trong 60 hộ khảo sát thì có 23 hộ chỉ mình khai thác tự nhiên trên đường thủy đạo, 6 hộ có ao nhưng vẫn khai thác trên thủy đạo và 7 hộ vừa nuôi trồng vừa khai thác trong ao nuôi của mình. Tuy không có nhiều hộ tham gia khai thác, nhưng các hoạt động mà các hộ sử dụng để khai thác không phải hộ nào cũng giống nhau, và một hộ có thể làm một hoặc nhiều hoạt động khác nhau. Các hoạt động khai thác chủ yếu là Lừ, Lưới, Nò Sáo, … Nò sáo thì chỉ có những hộ có ao, khai thác trong ao mới sử dụng còn các hộ khai thác ngoài thủy đạo thì chỉ có hai nghề chính là Lừ và Lưới.
Bên cạnh Lưới và Nò sáo là những hoạt động truyền thống, Lừ là hoạt động mới xuất hiện sau này. Mới du nhập vào địa phương năm 2006, tuy chưa có nhiều hộ sử dụng và số lượng cũng chưa nhiều nhưng xu thế cho thấy Lừ dần sẽ chiếm ưu thế bởi tính ưu việt của nó như gọn nhẹ, không đòi hỏi diện tích lớn như các ngư cụ cố định chẳng hạn như Nò Sáo, có thể đặt ở các luồng lạch, đường giao thông…Hơn nữa sản lượng khai thác vượt trội so với các loại ngư cụ khác, có thể đánh bắt được tất cả các đối tượng từ tôm, cá, cua,… với mọi kích thước lớn bé tùy vào kích thước mắt lưới.
Từ khi nghề lừ xuất hiện ở địa phương đến nay hoạt động khai thác nguồn lợi tự nhiên trên đầm phá có những thay đổi cả về số hộ tham gia, số lượng ngư cụ/hộ. Theo như kết quả khảo sát cho thấy số hộ tham gia vào các hoạt động dao động không lớn, sự gia tăng số hộ tham gia là do có các hộ mới xây dựng gia đình ra ở riêng.
Sự thay đổi trong hoạt động khai thác tự nhiên của hộ qua các năm được thể hiện cụ thể ở biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 4.1: Thay đổi số hộ và số ngư cụ trong hoạt động khai thác
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy số hộ, số lưới/hộ, số nò sáo/hộ và số xiết điện/hộ đều không có nhiều biến động, chỉ có số lừ/hộ là biến động nhiều nhất. Năm 2007 có 34 hộ khai thác thì có 26 hộ làm Lừ, cả 34 hộ đều làm Lưới, 7 hộ sử dụng Nò sáo và 3 hộ sử dụng Xiết điện. Năm 2010 với 36 hộ khai thác thì có 29 hộ làm Lừ, 36 hộ làm Lưới, 7 hộ làm Nò sáo và 3 hộ sử dụng Xiết điện.
Lừ là ngư cụ mới du nhập vào địa phương nhưng với những tiện ích của nó thì gần như nó đang dần chiếm ưu thế và là sự lựa chọn của nhiều ngư hộ, mặc dù sự gia tăng của Lừ ở đây không nhanh như ở nhiều cộng đồng ngư khác nhưng từ khi xuất hiện đến nay cũng đã có sự thay đổi về số lượng và số hộ tham gia. Năm 2007 trung bình có 22,46 chel/hộ đến năm 2010 tăng lên 31 chel/hộ. Lưới là ngư cụ khai thác truyền thống và gần như 100% các hộ sản xuất thủy sản thì đều có lưới, nhưng ngư cụ này đang mất dần vị trí chủ chốt của mình, có thể do cộng dụng của nó không bằng lừ, Lưới thu được ít hơn và thường chỉ thu được cá còn tôm thì ít hơn. Số lượng Lưới/hộ giảm không đáng kể nhưng số lượng Lưới/hộ không nhiều, năm 2007 là 23,68 tay/hộ đến năm 2010 là 23,47 tay/hộ. Còn đối với Nò sáo và Xiết điện trong các hộ khảo sát thấy không có biến động gì cả về số hộ tham gia và số lượng ngư cụ/hộ, vẫn duy trì 1 trộ Nò sáo/hộ, 1 chiếc Xiết điện/hộ. Theo kết quả tìm hiểu qua
người am hiểu thì trong các loại ngư cụ sử dụng tại địa phương thì khai thác bằng Xiết điện thu được tôm nhiều hơn, Lừ thì thu được nhiều loài cả tôm và cá, Lưới thì chủ yếu chỉ thu được cá.
Số hộ và số lượng ngư cụ/hộ có sự biến động do đó kết quả của hoạt động các khai thác cũng có sự thay đổi. Bảng dưới đây sẽ thể hiện sự thay đổi đó trong hoạt động khai thác tại thôn Thủy Diện.
Bảng 4.9: Kết quả hoạt động KTTS tại thôn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2010
Số ngày khai thác Ngày/hộ/năm 180 180 Sản lượng tôm Kg/hộ/năm 139,68 144,12
Giá tôm 1000đ 40 50,29
Kích thước tôm Con/kg 150 150
Sản lượng cá Kg/hộ/năm 257,27 266,39
Giá cá 1000đ 20,15 25,69
Kích thước cá Con/kg 15,3 15,3
Sản lượng cua Kg/hộ/năm 20 20
Giá cua 1000đ 80 100
Kích thước cua Con/kg 3 3
Thu nhập từ KT/năm 1000đ/hộ 10.191 13.181
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
Qua quá trình khảo sát tại thôn thấy rằng, số ngày khai thác/hộ không có sự thay đổi từ năm 2007 đến nay, trung bình 180 ngày/hộ/năm.
Đối tượng đánh bắt được trong hoạt động đánh bắt khai thác tự nhiên khá phong phú, nhiều nhất vẫn là cá gồm cá Đối, cá Móm, cá Bống… bên cạnh đó có tôm chủ yếu là tôm Đất, tôm Chì, cua được rất ít, phỏng vấn 36 hộ mà chỉ có một hộ khai thác trong ao là có thu được cua tự nhiên.
Về sản lượng, tôm và cá có tăng lên, năm 2007 trung bình là 257,27 kg cá, 136,77 kg tôm/hộ đến năm 2010 trung bình 276,67 kg cá, 185,29 kg tôm/hộ, còn cua không tăng không giảm 20 kg/hộ/năm.
Hộp 2: Sản lượng các sản phẩm khai thác
Theo chú Trần Văn Khâm, trưởng thôn Thủy Diện thì “Thực chất sự gia tăng này là do tăng số hộ khai thác và một phần là do tăng số lượng ngư cụ khai thác chứ thật ra nguồn lợi tự nhiên trên đầm phá đang ngày càng suy giảm…”
Phỏng vấn người am hiểu thôn Thủy Diện, 2011 Về giá bán của các sản phẩm, có sự tăng lên qua các năm. Giá cá năm 2007 trung bình là 20,15 nghìn đồng/kg đến năm 2010 tăng lên 25,69 nghìn đồng/kg. Giá tôm cũng tăng lên, năm 2007 là 40 nghìn đồng/kg, năm 2010 là 50,29 nghìn đồng/kg. Giá cua năm 2007 là 80 nghìn đồng/kg thì năm 2010 tăng lên 100 nghìn đồng/kg.
Hộp 3: Giá bán các sản phẩm thủy sản
Lý giải về sự gia tăng của giá bán các loài thủy sản một hộ dân sống lâu năm ở thôn đã nói rằng: “bữa ni cái chi cũng tăng rứa tê, tăng chóng mặt luôn, vàng tăng, xăng tăng… giá mà không tăng rứa lấy chi mà ăn…”
Phỏng vấn hộ Hồ Thị Sớm thôn Thủy Diện, 2011 Sản lượng và giá bán các sản phẩm tăng lên còn kích thước các loài khai thác lại không thay đổi, cá là 15,3 con/kg, tôm là 150 con/kg, cua khoảng 3 con/kg.