Phát triển chi hội, xây dựng và kiện toàn tổ chức chi hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 35)

Chi hội Nghề cá Thủy Diện của xã Phú Xuân, được thành lập khá muộn so với các chi hội Nghề cá cở sở trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2006, được sự hỗ trợ của dự án IMOLA để thành lập chi hội. Thôn Thủy Diện

có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng đồng quản lý:

- Địa bàn thôn khép kín, dễ quản lý, người dân trong thôn có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, khả năng tự quản tốt. Chi hội trưởng đồng thời là trưởng thôn có uy tín, phát huy được sự tham gia của toàn bộ người dân trong thôn (không chỉ có thành viên chi hội) trong các hoạt động (ví dụ: bắt các vụ vi phạm đánh bắt trái phép…)

- Vùng mặt nước của FA chưa được cắm mốc và trao quyền nhưng đã có ranh giới rõ rang do được các hộ rào chắn bằng cách vây lưới, diện tích mặt nước toàn thôn là 270 ha, của chi hội là 56 ha, toàn xã chỉ có một chi hội nghề cá.

- Tham gia mạng lưới FA từ tháng 5/2006. Được chia sẻ kinh nghiệm quản lý, hoạt động hội, được tìm hiểu về mô hình đồng quản lý, được hỗ trợ thành lập chi hội, tạo mối liên kết giữa các chi hội, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Tình hình phát triển của chi hội được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 4.7: Tình hình phát triển chi hội Nghề cá ở Thủy Diện, Phú Xuân

Chỉ tiêu ĐVT Mô tả

Năm thành lập Năm 2006

Số phân hội Phân hội 1

Số hội viên lúc thành lập Hội viên 21

Số hội viên hiện tại Hội viên 21

Số dư quỹ hội Triệu đồng 1

Số lần đại hội Lần 0

Diện tích mặt nước chi hội Ha 56

(Nguồn: PV người am hiểu, 2011)

Chi hội Nghề cá Thủy Diện là chi hội được thành lập nhờ sự tài trợ của dự án IMOLA, đây là chi hội điểm của xã, người ta khoanh một vùng trên đầm phá và các hộ có ao nằm trong vùng đó thì trở thành hội viên chi hội, tuy nhiên đó không phải là cưỡng ép mà các hộ hoàn toàn tự nguyện tham gia. Được thành lập vào tháng 5 năm 2006 với 1 phân hội gồm 21 hội viên, từ khi thành lập đến nay vẫn chưa kết nạp được thêm hội viên nào. Số hội viên mục tiêu trong thời gian tới của chi hội là 130 hôi viên, do đó thực trạng phát triển

hội viên so với mục tiêu chỉ mới đạt được 16%, việc phát triển hội viên do chi hội nắm vai trò chủ đạo.

Tổ chức chi hội gồm ban chấp hành chi hội có 5 người, 1 chi hội trưởng, 1 chi hội phó, 1 thư ký và 2 ủy viên, chỉ có 1 phân hội. Không có sự phân công công việc cụ thể mà các công việc đều cùng nhau làm. Việc xây dựng và kiện toàn tổ chức chi hội cũng do chi hội nắm vai trò chủ đạo, nhưng đến nay công việc này vẫn chưa hoàn thiện được mới chỉ đạt được 16% so với mong muốn, trong thời gian tới chi hội mong muốn sẽ két nạp thêm hội viên và hình thành 6 phân hội.

Từ khi thành lập đến nay chi hội chưa đại hội lần nào. Vốn FA hàng năm rất ít, chưa đến 1.500.000đ. Số hội viên ít lại không được hỗ trợ nào từ bên ngoài về mặt tài chính kể từ sau khi thành lập nên số dư quỹ hội không nhiều. Vốn FA thu từ quỹ hội do các hội viên đóng là chính, 5000đ/tháng/hộ, thu theo quý (3 tháng/quý), do hội viên ít nên quỹ hội ít. Ngoài ra vốn của chi hội còn có từ % các vụ xử phạt vi phạm khai thác do xã trích cho nhưng rất ít (10%/vụ = 100.000đ) không đủ tiền xăng đuổi bắt.

Sau khi kết nạp thêm được nhiều hội viên và hình thành các phân hội trong thôn sẽ hoàn thiện điều lệ chi hội với các quy định cụ thể như: tuyệt đối không làm nghề cấm, các hộ có diện tích nuôi sẽ không đi làm di động nữa để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và bảo đảm cuộc sống cho các hộ khai thác di động, hộ di động cần có các quy định cụ thể về số lượng và kích thước các ngư cụ…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w