Thách thức của hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trường hợp tại các ngân hàng TMCP tại TP hồ chí minh (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm và nội dung nghiên cứu

2.1.3.5. Thách thức của hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức

Chia sẻ tri thức là hệ thống giao tiếp hữu ích, là thách thức quan trọng trong lĩnh vực quản lý tri thức vì một số cán bộ nhân viên khơng thích chia sẻ tri thức với người khác. Một trong những ảnh hưởng quan trọng đến sự thành bại của mục tiêu nâng cao hành vi chia sẻ tri thức là thái độ và cách thức tiếp cận của tất cả cán bộ nhân viên, đó là lý do đằng sau việc hệ thống quản lý tri thức của tổ chức có hiệu quả hay khơng. Điều này dẫn đến một số vấn đề về hành vi và tâm lý vô cùng phức tạp, cần được xem xét trong tất cả các cán bộ nhân viên của tổ chức trước khi các biện pháp hiệu quả có thể được áp dụng.

Skyrme (2008) cho rằng chia sẻ tri thức cần giao tiếp mặt đối mặt và trong nhóm làm việc. Trong một số tổ chức, chia sẻ là sự quan tâm, đến một cách tự nhiên và có rất nhiều câu hỏi tại sao cán bộ nhân viên không chia sẻ tri thức:

Con người cảm thấy công việc bị đe dọa nếu họ chia sẻ tất cả những gì họ biết cho đồng nghiệp, giúp đồng nghiệp trở thành người với rất nhiều tri thức và sự hiểu biết. Điều này dẫn đến hình thành thái độ phịng hờ khi cán bộ nhân viên được yêu cầu hợp tác trong các hoạt động chia sẻ tri thức và tâm lý cho rằng “bạn biết càng nhiều, bạn càng quan trọng”.

Một vài người có quan điểm khi họ chia sẻ thơng tin họ sẽ nhận được thứ gì đó như sự thăng tiến, khen thưởng…

Có một nỗi sợ hãi quan trọng tồn tại trong con người, là nỗi sợ bị cướp mất công việc và ý tưởng, dẫn đến cảm giác không tin cậy người khác. Về nguyên tắc, tại sao con người phải từ bỏ những gì họ đã gầy dựng trong nhiều năm bằng kinh nghiệm và sự cố gắng làm việc cho những người chỉ biết nghe và làm theo họ. Hành vi chia sẻ tri thức có thể bị ngăn chặn từ chính quan điểm này.

Hội chứng “Khơng cần đầu tư ở đây”: Con người có niềm tự hào của riêng bản thân mình, họ khơng tìm kiếm lời khuyên từ người khác và mong muốn để tự khám phá những điều mới cho riêng mình.

Khơng nhận giá trị hữu ích từ tri thức của những người khác: một cá nhân sử dụng tri thức trong một tình huống nhưng họ khơng biết rằng những người khác cũng có thể gặp những tình huống tương tự tại một nơi khác và một thời điểm khác.

Mất niềm tin: Nếu một người nào đó chia sẻ kinh nghiệm của họ, liệu những người khác có sử dụng khơng, có phạm sai lầm khơng, khi đó họ có đổ lỗi cho người đã chia sẻ tri thức và có xác nhận rằng ai là người mang đến những kinh nghiệm đó khơng. Khi bất kỳ thông tin được trao đổi và được người khác sử dụng, người sở hữu ý tưởng ban đầu đó có thể sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ sai sót xảy ra.

Mất thời gian: sự mất thời gian là lý do chính ngăn cản chia sẻ tri thức trong tổ chức. Áp lực phải hồn thành cơng việc đúng hạn, năng suất tối ưu với nguyên tắc chung là bạn biết càng nhiều, bạn càng phải làm thêm nhiều việc. Hầu hết mọi người đều cho rằng chia sẻ tri thức như là một sự ép buộc, lãng phí thời gian, giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng đến lịch làm việc của người chia sẻ. Với công việc hàng ngày phải đối mặt với thời hạn và báo cáo với cấp trên, con người rất miễn cưỡng khi phải dành thời gian để giải thích cho ai đó bất kỳ điều gì.

Thơng tin và tri thức tuyệt mật: Khơng phải tất cả tri thức và thơng tin có thể chia sẻ chung trong tổ chức và xã hội. Trong tổ chức, có rất nhiều thơng tin bí mật tuyệt đối không thể chia sẻ. Tuyệt mật thông tin và tri thức được xem là hoạt động bảo vệ giá trị. Chỉ có vài cá nhân biết những thơng tin và tri thức tuyệt mật này để bảo vệ tổ chức và đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trường hợp tại các ngân hàng TMCP tại TP hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)