CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan về các nghiên cứu trƣớc có liên quan
2.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh (2014)
Bằng việc khảo sát 422 giảng viên đến từ 6 trường đại học trên địa bàn TP. HCM. Nghiên cứu này xác định các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên đồng nghiệp trong các trường đại học tại TP.HCM. Dựa vào các lý thuyết: nhận thức xã hội, trao đổi xã hội, kiến tạo xã hội và một số nghiên cứu trước đó. Kết quả cho thấy độ tin cậy và giá trị của thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) khơng loại bỏ yếu tố nào trong 6 yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của các giảng viên.
Hình 2.4: Mơ hình của nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên ở các trƣờng Đại học Việt Nam
Nguồn: Bùi Thị Thanh (2014)
Tiếp theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên trong các trường đại học theo phân tích hồi quy bội cho biết loại biến Sự tương hỗ lẫn nhau và chỉ còn 5 thành phần xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau: hệ thống khen thưởng; văn hố tổ chức; cơng nghệ thông tin; sự tin tưởng và định hướng học hỏi.
Tóm lại, ta thấy hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp, kết quả các nghiên cứu được tổng hợp theo bảng 2.1 dưới đây. Qua đó có thể thấy các yếu tố Sự tin tưởng, Truyền thông, Phần thưởng , Hệ thống công nghệ thông tin và Sự hỗ trợ của đội trưởng đều được các nghiên cứu trước xem xét và kiểm định là có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức. Ngoài ra, các yếu tố như Cấu trúc tổ chức, Văn hóa tổ chức, Sự hỗ trợ của đồng nghiệp, của đội trưởng và Cơ chế chia sẻ tri thức cũng lần lượt được đề xuất trong những nghiên cứu ở các thị trường, các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quốc gia, ngơn ngữ, văn hóa, cách thức tổ chức và hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam nói chung và tại TP. HCM nói riêng, nghiên cứu này sẽ xem xét và chọn lọc lại các yếu tố để đưa vào mơ hình nghiên cứu. Hệ thống khen thưởng Sự tin tưởng Văn hóa tổ chức Sự tương hỗ lẫn nhau Định hướng học hỏi Hành vi chia sẻ tri thức
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức
Tác giả Các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức
Nghiên cứu ở nước ngoài
Adel Ismail Al‐Alawi và các cộng sự (2000)
Nghiên cứu đề xuất mơ hình gồm 5 yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong các tổ chức khu vực công và khu vực tư nhân tại Vương quốc Bahrain, đó là: sự tin tưởng giữa các đồng nghiệp, truyền thông (tương tác giữa các đồng nghiệp), hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống khen thưởng và cấu trúc tổ chức.
Mansor và
Kenny (2013)
Tác giả đề xuất các nhân tố tác động đến chia sẻ tri thức đó là nhân khẩu học của nhân viên, văn hóa tổ chức (bao gồm niềm tin, sự học hỏi, sự đổi mới), hỗ trợ của đồng nghiệp, hệ thống khen thưởng (bao gồm hiện vật và tinh thần), công nghệ thông tin và sự gắn kết tại các công ty dịch vụ công tại Malaysia. Vathsala
Wickramasinghe và các cộng sự (2012)
Nghiên cứu khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố: niềm tin giữa các cá nhân, sự hỗ trợ của đội trưởng, các phần thưởng và các cơ chế chia sẻ kiến thức ảnh hưởng đến việc tự nguyện chia sẻ tri thức trong các nhóm dự án phát triển phần mềm ở Sri Lanka
Nghiên cứu ở trong nước
Bùi Thị Thanh (2014)
Mơ hình nghiên cứu đề xuất 6 biến: hệ thống khen thưởng, hệ thống công nghệ thông tin, văn hoá của tổ chức, sự tin tưởng, định hướng học hỏi và sự tương hỗ lẫn nhau giữa các giảng viên trong trường Đại học. Tuy nhiên, kết quả chỉ còn 5 biến: hệ thống khen thưởng; văn hố tổ chức; cơng nghệ thông tin; sự tin tưởng và định hướng học hỏi là có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức của các giảng viên.