CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
2.2.5. Quản lý dòng sản phẩm
Hiện tại hệ thống phân phối của công ty phân bố rộng khắp cả nước, với tầm 50 đại lý cấp I, gần 5000 đại lý cấp II nên việc quản lý dòng sản phẩm trên thị trường là tương đối phức tạp. Do đó, để tiện cho việc quản lý dịng sản phẩm lưu thông trên thị trường, công ty đang bắt đầu áp dụng công nghệ quét Barcode cho những sản phẩm chính của cơng ty. Thành phẩm sau khi được đóng vào thùng sẽ được dán thêm 2 tem barcode lên mặt trước và mặt sau của thùng để tiện cho thủ kho khi quét. Khi hàng hóa nhập kho, thủ kho chỉ việc quét là thông tin sản phẩm sẽ tự cập nhật vào hệ thống ở trạng thái hàng nhập kho công ty, và tương tự đối với việc xuất kho. Lúc hàng hóa về kho chi nhánh hay kho của đại lý, thủ kho của chi nhánh/đại lý chỉ việc quét barcode là thông tin về hàng hóa sẽ được cập nhật vào hệ thống của cơng ty.
Với cơng nghệ này, cơng ty có thể biết được hàng hóa sau khi ra khỏi kho cơng ty đang lưu hành đến khách hàng nào, ở đâu, điều này giúp cho việc quản lý hàng hóa trở nên tốt hơn. Thêm vào đó, cơng nghệ này giúp cơng ty cũng tránh được tình trạng hàng giả hàng nhái trên thị trường, hay một số phát sinh khơng đáng có đối với sản phẩm.
Việc triển khai dán Barcode lên sản phẩm bước đầu mang lại nhiều hiệu quả nhất định, tuy nhiên việc dán barcode chỉ mới đang dừng lại cho một sản phẩm là Beam 75WP. Sở dĩ như vậy vì chi phí cho việc triển khai dán barcode là tương đối lớn, và công ty cũng đang trong quá trình đánh giá hiệu quả mang lại của việc triển khai này nên hiện tại công ty chỉ đang dừng lại ở việc dán barcode cho một sản phẩm.
Hình 2.10: Hoạt động quét Barcode cho sản phẩm
Nguồn: Phòng Quản Lý Sản Xuất
phát hiện và xử lý một lô hàng Beam 75WP giả lưu hành trên thị trường, điều này giúp cho công ty tránh tổn thất được hàng trăm triệu đồng, đồng thời nhờ phát hiện sớm nên cũng giúp cho bà con nơng dân tránh được tình trạng sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.