Tổng hợp các vấn đề tồn tại trong công tác tạo động lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cơ điện thủ đức (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

2.3 Tổng hợp các vấn đề tồn tại trong công tác tạo động lực

Qua đánh giá thực trạng trong công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty EMC, tác giả đã đúc kết lại bao gồm những ưu điểm cần được duy trì và phát huy; bên cạnh đó cơng ty đang tồn tại nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao động, cần phải có giải pháp khắc phục ngay.

Những ưu điểm của các yếu tố khảo sát: Kết quả khảo sát cho thấy, hiện tại

công ty làm rất tốt các yếu tố về “Đặc điểm công việc” và “Quan hệ đồng nghiệp”, hai yếu trên được BGĐ cơng ty quan tâm, xây dựng, duy trì nên được người lao động hài lòng và thỏa mãn cao. Vì vậy, đây là các yếu tố cần được cơng ty phát huy, duy trì và nhân rộng.

Những hạn chế: Thực trạng công tác tạo động lực của công ty đang tồn tại

những hạn chế

- Về thu nhập và phúc lợi chưa thỏa mãn kỳ vọng của tập thể người lao động. Vì vậy, cần có giải pháp cải thiện kịp thời như:

 Nghiên cứu, so sánh mặt bằng lương của thị trường và của ngành để có đề xuất điều chỉnh mức lương hợp lý và cạnh tranh, giúp giữ và thu hút nhân tài, góp phần tạo động lực làm việc;

 Xây dựng quy chế trả lương gắn liền với hiệu quả làm việc;

 Xây dựng chính sách thưởng đa dạng, phong phú, phù hợp cho từng vị trí, thưởng xứng đáng với mức hồn thành cơng việc; điều chỉnh tăng quỹ khen thưởng;

- Về chương trình đào tạo và phát triển của công ty vẫn chưa được đánh giá cao. Cơng ty có thể vận dụng các giải pháp cải thiện hạn chế như sau:

 Xác định nguổn nhân sự là tài sản của công ty, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cơng ty. Vì vậy, cơng ty cần xây dựng mơ hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của công ty từng thời kỳ. Dựa vào chiến lược phát triển của công ty mà hoạch định được nhu cầu sử dụng nguồn lực và chi phí trù bị sử dụng cho công tác đào tạo nguồn lực.  Vẫn duy trì và phát huy chính sách đào tạo truyền thống tại cơng ty. Đồng thời,

tăng cường thêm các khóa đào tạo và chia sẻ nội bộ, giảng viên là những lao động giỏi chun mơn, có kinh nghiệm; lãnh đạo các phịng ban.

 Xây dựng chi tiết chức năng, nhiệm vụ từng vị trí cơng việc nhằm lượng hóa trong cơng tác tuyển dụng và đào tạo.

 Bổ sung vào chương trình đào tạo cho phù hợp hơn thơng qua việc đánh giá kết quả sau đào tạo.

- Về thương hiệu, vẫn chưa được BGĐ quan tâm đúng tầm so với lịch sử hình thành và phát triển của công ty, chất lượng sản phẩm và dịch của công ty hiện tại người lao động chưa hài lịng và ít quan tâm. Vì vậy, cần xây dựng các giải pháp nhằm khôi phục và lấy lại niềm tin cho thương hiệu EMC.

 Cần hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu, BGĐ cần quan tâm hơn trong các chương trình, sự kiện có thể quảng cáo và quảng bá thương hiệu của công ty  Nghiên cứu dùng nguyên liệu mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt

hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường;

 Xây dựng đội ngũ dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, nhằm tạo nên niềm tin cho khách hàng và giá trị cho công ty.

 Duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng, xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng hiện hữu, trung thành; xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng… tất cả đều nhằm quảng bá thương hiệu của công ty, tăng lượng khách hàng sự dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Những giải pháp gợi ý bên trên sẽ được tác giả trình bày từng giải pháp một cách chi tiết trong chương 3.

Tóm tắt chương 2

Phần trình bày của chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần cơ điện Thủ Đức (EMC), từ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho đến cơ cấu bộ máy quản lý. Thông qua số liệu sơ cấp mà tác giả đã tiến hành khảo sát tại EMC, đã được tác giả phân tích đánh giá và cho ra kết quả chi tiết từng yếu tố thể hiện tình hình thực trạng của công ty. Hiện tại, công ty EMC đang tồn tại một số yếu tố làm ảnh hưởng đến việc động lực làm việc của người lao động, các yếu tố đó đang làm hạn chế động lực làm việc đạt năng suất cao nhất của người lao động. Lợi thế cạnh tranh của cơng ty là có một nguồn nhân lực dồi dào, kinh nghiệm làm việc lâu năm, có chun mơn cao, đây chính là tài sản vơ giá mà khơng phải doanh nghiệp nào cũng có. Vì thế cho nên, vấn đề quan trọng của BGĐ cơng ty là tìm ra giải pháp cho những hạn chế đang tồn tại, giúp công ty vượt qua mọi trở ngại, nhằm nâng cao năng lực cạnh trạnh, giúp công ty ngày càng phát triển bền vững.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cơ điện thủ đức (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)