Cơ cấu lao động của trường THPT Hồng Bàng năm 2015 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại trường THPT hồng bàng – tỉnh đồng nai (Trang 39 - 42)

Năm Tiêu Chí 2015 2016 2017 SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) Theo tính chất cơng việc Chuyên viên 69 38% 74 41,11% 70 37,84% Giáo viên 113 62% 106 58,89% 115 62,16% Theo giới tính Nam 89 48,90% 87 48,33% 84 45,41% Nữ 93 51,10% 93 51,67% 101 54,59% Theo độ tuổi 18 – 30 50 27,47% 53 29,44% 62 33,51% 30 – 45 59 32,42% 58 32,22% 56 30,27% Trên 45 73 40,11% 69 38,33% 67 36,22% Theo trình độ Trên đại học 7 3,85% 7 3,89% 7 3,78% Đại học 137 75,27% 134 74,44% 130 70,27% Cao đẳng, trung cấp 38 20,88% 39 21,67% 48 25,95% Thâm niên Dưới 1 năm 28 15,38% 35 19,44% 39 21,08% 1-3 năm 24 13,19% 28 15,56% 30 16,22% 3-5 năm 56 30,77% 45 21,07% 50 27,03% 5 – 10 năm 39 21,43% 38 21,11% 37 20,00% Trên 10 năm 35 19,23% 34 22,82% 29 15,68% Tổng 182 100% 180 100% 185 100% (Nguồn: Phòng HC - KT trường THPT Hồng Bàng)

Từ bảng 2.1 cho thấy người lao động của trường THPT Hồng Bàng trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017 tăng nhưng không đáng kể, cụ thể năm 2015 là 182 người, năm 2016 là 180 người và năm 2017 là 185 người.

Cơ cấu lao động theo tính chất công việc của trường có sự khác nhau giữa nhóm chuyên viên và giáo viên trong 3 năm nhưng tỷ lệ chêch lệch không cao. Số lượng giáo viên nhiều hơn chuyên viên phòng ban. Cụ thể, từ năm 2015 đến năm 2017, chuyên viên phịng ban năm 2015 có 69 người chiếm tỷ lệ là 38%, năm 2016 có 74 người chiếm tỷ lệ là 41,11 % và năm 2017 có 60 người chiếm 37,84%. Trái lại, giáo viên năm 2015 có 113 người chiếm tỷ lệ 62 %, năm 2016 có 106 người chiếm tỷ lệ 58,89% và năm 2017 có 115 người chiếm tỷ lệ 62,16%. Tỷ lệ này phù hợp với tình hình hoạt động của trường.

Cơ cấu lao động theo giới tính của trường là khác nhau trong 3 năm nhưng tỷ lệ nữ nhiều hơn nam nhưng chênh lệch không nhiều. Từ năm 2015 đến năm 2017, tỷ lệ nam thấp hơn nữ cụ thể như sau năm 2015 có 89 người chiếm tỷ lệ là 48,90%, năm 2016 có 87 người chiếm 48,33 % và năm 2017 có 84 người chiếm 45,41 %. Trái lại, tỷ lệ nữ trong năm 2015 là 93 người chiếm 51,10 %, năm 2016 có 93 người chiếm 51,67 % và năm 2017 có 101 người chiếm 54,59%. Tỷ lệ này phù hợp với ngành giáo dục khi đa số giáo viên trong trường là nữ.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi có sự khác nhau giữa ba nhóm tuổi 18 – 30, 30 - 45 và trên 45 tuổi. Tỷ lệ người lao động có độ tuổi trên 45 giảm và tỷ lệ người lao động có độ tuổi 18 – 30 và 30 – 45 tăng trong giai đoạn từ 2015 – 2017. Cụ thể, nhóm tuổi 18 – 30 có 50 người chiếm 27,47% trong năm 2015, năm 2016 có 53 người chiếm 29,44% và năm 2017 có 62 người chiếm 33,51%. Nhóm tuổi 30 – 45 có 59 người chiếm 32,42 %, năm 2016 có 58 người chiếm 32,22 % và năm 2017 có 56 người chiếm 30,27 %. Nhóm tuổi trên 45 có 73 người chiếm 40,11 trong năm 2015, năm 2016 có 69 người chiếm 38,33 % và năm 2017 có 67 người chiếm 36,22 %. Tỷ lệ này phản ánh tình hình thực tế của trường khi đa số người lao động là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm.

Cơ cấu lao động theo trình độ tại trường tương đối cao và phù hợp nhu cầu của ngành giáo dục. Tỷ lệ người lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 75 % giai đoạn 2015 – 2017. Cụ thể, chiếm tỷ lệ cao nhất là đại học, năm 2015 có

130 người chiếm 70,27 %. Trên đại học từ năm 2015 – 2017 có 7 người và chiếm xấp xỉ 4 %. Trình độ cao đẳng và trung cấp có 38 người chiếm 20,88 % năm 2015, năm 2016 có 39 người chiếm 21,67% và năm 2017 có 48 người chiếm 25,95%. Tỷ lệ phù hợp với tình hình thực tế tại trường khi yêu cầu của giáo viên THPT là bậc đại học và trên đại học.

Cơ cấu lao động theo thâm niên tại trường có sự chênh lệch giữa các nhóm trong giai đoạn 2015 – 2017. Tỷ lệ người lao động có thâm niên dưới 1 năm và 1 – 3 năm tăng, trái lại tỷ lệ người lao động có thâm niêm 3 – 5 năm và 5 – 10 năm và trên 10 năm giảm. Cụ thể, thâm niên dưới 1 năm có 28 người chiếm 15,38% trong năm 2015, năm 2016 có 35 người chiếm 19,44% và năm 2017 có 39 người chiếm 21,08%. Thâm niên 1 - 3 năm có 24 người chiếm 13,19% trong năm 2015, năm 2016 có 28 người chiếm 15,56% và năm 2017 có 30 người chiếm 16,22%. Trái lại, thâm niên 3 - 5 năm có 56 người chiếm 30,77% trong năm 2015, năm 2016 có 45 người chiếm 21,07% và năm 2017 có 50 người chiếm 27,03%. Thâm niên 5 - 10 năm có 39 người chiếm 21,43% trong năm 2015, năm 2016 có 38 người chiếm 21,11% và năm 2017 có 37 người chiếm 20,00%. Thâm niên trên 10 năm có 35 người chiếm 19,23% trong năm 2015, năm 2016 có 34 người chiếm 22,82% và năm 2017 có 29 người chiếm 15,68%.

Nhận xét: Từ bảng 2.1 cho thấy cơ cấu lao động tại trường THPT Hồng Bàng

về tính chất cơng việc, giới tính, độ tuổi, trình độ và thâm niên là tương đối phù hợp với ngành giáo dục và đối tượng có tỷ lệ nghỉ việc cao có thâm niên từ 3-5 năm, 5- 10 năm và trên 10 năm.

2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của

người lao động tại trường THPT Hồng Bàng

2.2.1. Tổng quan về kết quả nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành gửi 185 phiếu khảo sát cho người lao động tại trường THPT Hồng Bàng và thu được 170 phản hồi hợp lệ. Bảng câu hỏi khảo sát gồm 34 câu hỏi. Dữ liệu được thu thập bằng cách gửi bảng khảo sát qua mail và trực tiếp cho người lao động. Dữ liệu thu thập sau đó sử dụng chương trình

SPSS 20 để phân tích thống kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA. Dưới đây là kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại trường THPT hồng bàng – tỉnh đồng nai (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)