Bảng tổng hợp những mặt đạt được tại trường THPT Hồng Bàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại trường THPT hồng bàng – tỉnh đồng nai (Trang 66 - 71)

STT YẾU TỐ MẶT ĐẠT ĐƯỢC

1 Lãnh đạo - Lãnh đạo là những người có trình độ học vấn cao và có kinh nghiệm lâu năm.

2

Đào tạo và phát triển

- Chương trình đào tạo đa dạng và cần thiết cho hoạt động của nhà trường.

- Người lao động tại trường THPT Hồng Bàng có trình độ chuyên môn khá cao và luôn mong muốn trau dồi chuyên môn và nghiệp vụ trong quá trình làm việc và các khoá học đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Điều này thể hiện ý thức về việc nâng cao trình độ bản thân. Để đảm bảo và duy trì chất lượng giảng dạy và quản lý học sinh ngày càng hoàn thiện và nâng cao, đội ngũ người lao động cần phải được giữ chân và phát triển với những chính sách phù hợp.

3 Trả công

lao động

- Chế độ lương, phụ cấp, thưởng và phúc lợi tương đối tốt đối với giáo viên giảng dạy các bộ mơn liên quan đến kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

- Chế độ phúc lợi chú trọng đến ngày lễ, nghỉ phép, bảo hiểm, sinh nhật, khen thưởng và có các chương trình du lịch hàng năm cho người lao động nhằm gắn kết người

2.3.2. Những mặt chưa đạt được

Bên cạnh những thành cơng đạt được trong q trình hoạt động, Trường THPT Hồng Bàng vẫn cịn tồn tại một số mặt hạn chế cần phải khắc phục:

Bảng 2.27: Bảng tổng hợp những mặt chưa đạt được tại trường THPT Hồng Bàng

STT YẾU TỐ MẶT ĐẠT ĐƯỢC

1 Môi trường làm việc

- Phòng học chưa được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ giảng dạy của giáo viên và chưa bố trí được phịng ăn cho giáo viên.

2 Lãnh đạo

- Lãnh đạo chưa khai thác hết năng lực của người lao động, thiếu sự động viên khích lệ tinh thần người lao động kịp thời từ lãnh đạo cấp trên trực tiếp. Lãnh đạo chưa nhận được sự tin tưởng của người lao động.

3 Đồng nghiệp

- Đồng nghiệp chưa có sự trao đổi, hợp tác và học hỏi giữa các cá nhân, bộ phận làm giảm hiệu quả liên kết giữa các cá nhân và phòng ban.

4 Đào tạo và phát triển

- Các khoá đào tạo cho người lao động chưa hiệu quả do chưa xây dựng chương trình đào tạo, xác định rõ nhu cầu đào tạo và đánh giá hiệu quả sau khi đào tạo. Đồng thời, chưa có chính sách chế độ đãi ngộ cụ thể hỗ trợ người lao động tiếp tục nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ.

- Trường chưa vạch ra được cơ hội thăng tiến rõ ràng cho người lao động.

5 Trả công lao

động

- Chế độ lương, thưởng, phụ cấp và phúc lợi còn thấp và chưa đa dạng đối với người lao động. Chưa có phụ cấp thâm niên cho người lao động công tác trên 5 năm. - Các tiêu chí đánh giá kết quả hồn thành cơng việc,

khen thưởng chưa rõ ràng, chưa đúng lúc kịp thời đến người lao động.

Tóm tắt chương 2

Chương này giới thiệu tổng quan về trường THPT Hồng Bàng, phân tích thực trạng các yếu tố của sự gắn kết và thành phần của sự gắn kết tại trường THPT Hồng Bàng thông qua dữ liệu đã thu thập và phân tích. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường, tạo tiền đề để xây dựng các giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA người lao động TẠI TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Định hướng phát triển của trường THPT Hồng Bàng

Với mong muốn “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Trường THPT Hồng Bàng đã không ngừng phát triển và thay đổi theo hướng thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập.

Trường THPT Hồng Bàng luôn đưa chất lượng giảng dạy và quản lý học sinh là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục tại địa phương. Đội ngũ người lao động được tuyển dụng và đào tạo kỹ lưỡng nhằm đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu và chất lượng cơng việc. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất được kiểm tra và đầu tư định kì phục vụ cơng tác học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên trong nhà trường.

Ngoài ra, cơ cấu tổ chức được sắp xếp hợp lý phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân và bộ phận nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý. Đặc biệt, Trường THPT Hồng Bàng tập trung đến đổi mới từ mục tiêu, quy trình đến nội dung, phương pháp giảng dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường trong những năm sắp tới.

Mục tiêu cụ thể:

Xây dựng đội ngũ người lao động đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chun mơn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến. Đảm bảo đến năm 2020 có ít nhất 10% người lao động có trình độ thạc sỹ và đến năm 2023 tỷ lệ này đạt 20%.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý đảm bảo công tác giám sát, đánh giá công tác giảng dạy và học tập của người lao động và học sinh trong nhà trường.

Xây dựng và tổ chức các chương trình hướng nghiệp và đào tạo nghề nghiệp phổ thơng cho các em học sinh.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hằng năm đạt trên 95 % và từ năm 2020 tỷ lệ đậu đại học, cao đẳng luôn đạt trên 75 %.

3.1.2. Cơ sở xác định thứ tự ưu tiên để đề xuất giải pháp

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc dựa theo hệ số beta

Biến phụ thuộc Biến độc lập Gắn kết vì tình cảm Gắn kết vì lợi ích Gắn kết vì đạo đức

Đào tạo và phát triển 0,450 0,389 0,428

Trả công 0,119 0,456 0,139

Đồng nghiệp 0,120 0,185 0,164

Môi trường 0,305 0,246 0,264

Lãnh đạo 0,274 0,133 0,338

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)

Dựa trên bảng 3.1 cho thấy biến đồng nghiệp có tác động mạnh nhất đến sự gắn kết vì tình cảm và gắn kết vì đạo đức của người lao động tại trường, tuy nhiên gắn kết vì lợi ích thì có tác động yếu nhất. Trái lại, biến trả cơng thì có tác động mạnh nhất đến sự gắn kết vì lợi ích và có tác động yếu nhất đến sự gắn kết vì tình cảm và sự gắn kết vì đạo đức (xem phụ lục 8). Các biến cịn lại bao gồm biến đào tạo, mơi trường và lãnh đạo có tác động ở mức trung bình.

Dựa trên những mặt chưa đạt được còn tồn tại, mức độ tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc và nguồn lực tài chính của trường, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp có thứ tự như sau:

Nhóm giải pháp 1: Giải pháp về các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp cho người lao động

Nhóm giải pháp 2: Giải pháp về các vấn đề liên quan đến sự trả cơng cho người lao động

Nhóm giải pháp 3: Giải pháp về các vấn đề liên quan đến đào tạo và phát triển cho người lao động

Nhóm giải pháp 4: Giải pháp về các vấn đề liên quan đến Ban giám hiệu

3.2. Các giải pháp đề xuất

3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Giải pháp về các vấn đề liên quan đến đồng

nghiệp cho người lao động

Mục tiêu của giải pháp

- Tạo mối quan hệ thân thiết và hoà đồng giữa các đồng nghiệp trong trường - Triển khai quy tắc ứng xử đến tồn thể người lao động tạo mơi trường làm

việc lành mạnh

Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại trường THPT hồng bàng – tỉnh đồng nai (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)